Trong một vài thập niên trở lại đây, có một điều đáng mừng đã diễn ra. Tỷ lệ và số người cực kỳ nghèo khổ trên thế giới (tức những người có sức mua dưới 1,9 USD/ngày, tính theo phương pháp sức mua ngang giá) đã giảm đáng kể. Đây là một thành quả cực lớn. Vì thế sẽ thật đáng tiếc nếu như bước đi này chậm lại. Nhưng chắc chắn tình trạng nghèo đói cùng cực trong vài năm tới sẽ không còn giảm nhanh như trước đây nữa.
Tại sao lại như vậy?
Theo thống kê của World Bank, có khoảng 1,9 tỷ người nghèo đói cùng cực vào năm 1981. Năm đó, số người nghèo chiếm đến 42% dân số thế giới. Trái lại vào năm 2013, chỉ còn có 767 triệu người nghèo. Vì dân số thế giới đã tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian đó, nên tỷ lệ người nghèo trong tổng dân số còn giảm nhanh hơn, xuống dưới 11%.
Lý do lớn nhất cho xu hướng tích cực này chính là Trung Quốc. Vào năm 1981, 88% người Trung Quốc (và 96% những người sống ở nông thôn) sống dưới mức nghèo khổ. Vào năm 2013, chỉ có 2% người Trung Quốc ở vào tình trạng nghèo đói cùng cực.
Nhưng chiều hướng này không còn tiếp diễn nữa. Trung Quốc sẽ sớm xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực, cũng như Indonesia và Việt Nam – những nước cũng rất thành công trong cuộc chiến chống đói nghèo. Vì thế vũng nghèo sẽ chỉ còn lại ở khu vực Nam Á và đặc biệt là khu vực Hạ Sahara ở Châu Phi.
Vào năm 2013, lần đầu tiên hơn một nửa số lượng người nghèo cùng cực trên thế giới nằm ở Châu Phi. Tình trạng nghèo đói sẽ ngày càng trở nên khó loại bỏ ở những khu vực này. Các nước Nam Á như Bangladesh và Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhưng hệ thống phúc lợi xã hội lại rất yếu. Châu Phi không có chút khởi sắc nào về kinh tế, lại có tốc độ tăng dân số khá nhanh.
Ngoài ra, những người nghèo ở Châu Phi còn sống thấp hơn mức 1,9 USD mỗi ngày rất nhiều. Sẽ rất khó để đưa những người cực nghèo lên trên ngưỡng nghèo. Thậm chí những nước Châu Phi đang tăng trưởng khá nhanh như Ethiopia và Rwanda cũng sẽ còn số lượng người nghèo đông đảo trong vài năm nữa, dẫu cho mức thu nhập đầu người có tăng lên.
Hậu quả dễ thấy nhất nhưng lại ít nghiêm trọng nhất của sự biến chuyển này là cả thế giới sẽ không đạt được một số mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu đầu tiên trong số các "Mục tiêu phát triển bền vững" của Liên Hiệp Quốc là giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn 3% vào năm 2030. Điều này có lẽ sẽ khó thành hiện thực.
Nhưng điều quan trọng hơn nữa đó là chúng ta sẽ mất đi sự tự tin trên diện rộng. Cuộc chiến chống đói nghèo đã diễn ra rất tích cực và đầy triển vọng trong những năm gần đây, vì thế một sự chững lại bất ngờ sẽ như một cú shock đánh vào nỗ lực của mọi quốc gia. Nhưng ít nhất tình trạng nghèo cùng cực cũng được hạn chế. Nó không còn là mối đe dọa trên phạm vi toàn cầu nữa, và chỉ còn tồn tại ở khu vực Nam Á và Châu Phi mà thôi. Dù sao đây cũng là một điểm sáng đáng mừng.
Những điều đặc biệt ở quốc gia giàu có bậc nhất thế giới Thụy Sĩ: Người dân có quyền sửa Hiến pháp, được nhận hàng nghìn USD/tháng bất kể giàu nghèo, lớn bé
Tại sao lại như vậy?
Theo thống kê của World Bank, có khoảng 1,9 tỷ người nghèo đói cùng cực vào năm 1981. Năm đó, số người nghèo chiếm đến 42% dân số thế giới. Trái lại vào năm 2013, chỉ còn có 767 triệu người nghèo. Vì dân số thế giới đã tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian đó, nên tỷ lệ người nghèo trong tổng dân số còn giảm nhanh hơn, xuống dưới 11%.
Lý do lớn nhất cho xu hướng tích cực này chính là Trung Quốc. Vào năm 1981, 88% người Trung Quốc (và 96% những người sống ở nông thôn) sống dưới mức nghèo khổ. Vào năm 2013, chỉ có 2% người Trung Quốc ở vào tình trạng nghèo đói cùng cực.
Nhưng chiều hướng này không còn tiếp diễn nữa. Trung Quốc sẽ sớm xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực, cũng như Indonesia và Việt Nam – những nước cũng rất thành công trong cuộc chiến chống đói nghèo. Vì thế vũng nghèo sẽ chỉ còn lại ở khu vực Nam Á và đặc biệt là khu vực Hạ Sahara ở Châu Phi.
Vào năm 2013, lần đầu tiên hơn một nửa số lượng người nghèo cùng cực trên thế giới nằm ở Châu Phi. Tình trạng nghèo đói sẽ ngày càng trở nên khó loại bỏ ở những khu vực này. Các nước Nam Á như Bangladesh và Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhưng hệ thống phúc lợi xã hội lại rất yếu. Châu Phi không có chút khởi sắc nào về kinh tế, lại có tốc độ tăng dân số khá nhanh.
Ngoài ra, những người nghèo ở Châu Phi còn sống thấp hơn mức 1,9 USD mỗi ngày rất nhiều. Sẽ rất khó để đưa những người cực nghèo lên trên ngưỡng nghèo. Thậm chí những nước Châu Phi đang tăng trưởng khá nhanh như Ethiopia và Rwanda cũng sẽ còn số lượng người nghèo đông đảo trong vài năm nữa, dẫu cho mức thu nhập đầu người có tăng lên.
Hậu quả dễ thấy nhất nhưng lại ít nghiêm trọng nhất của sự biến chuyển này là cả thế giới sẽ không đạt được một số mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu đầu tiên trong số các "Mục tiêu phát triển bền vững" của Liên Hiệp Quốc là giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn 3% vào năm 2030. Điều này có lẽ sẽ khó thành hiện thực.
Nhưng điều quan trọng hơn nữa đó là chúng ta sẽ mất đi sự tự tin trên diện rộng. Cuộc chiến chống đói nghèo đã diễn ra rất tích cực và đầy triển vọng trong những năm gần đây, vì thế một sự chững lại bất ngờ sẽ như một cú shock đánh vào nỗ lực của mọi quốc gia. Nhưng ít nhất tình trạng nghèo cùng cực cũng được hạn chế. Nó không còn là mối đe dọa trên phạm vi toàn cầu nữa, và chỉ còn tồn tại ở khu vực Nam Á và Châu Phi mà thôi. Dù sao đây cũng là một điểm sáng đáng mừng.
Những điều đặc biệt ở quốc gia giàu có bậc nhất thế giới Thụy Sĩ: Người dân có quyền sửa Hiến pháp, được nhận hàng nghìn USD/tháng bất kể giàu nghèo, lớn bé
Tác giả bài viết: Đinh Vân
Nguồn tin: