Số hóa

Phát minh mới khiến bàn tay giả "trở thành" tay thật

Công nghệ "thực tế ảo" mới do các nhà nghiên cứu phát triển đã giúp mang lại cảm nhận thật như tay người bình thường trên cánh tay giả.

Và người may mắn trải nghiệm cảm giác đó chính là một cựu binh người Mỹ Garrett Anderson sống tại bang Illinois.

Giây phút tuyệt vời nhất chính là khi anh Garrett cảm nhận được hơi ấm khi nắm tay 2 người con của mình.

Anh Garrett Anderson nghẹn ngào: "Vâng, tôi đã mất cánh tay 15 năm trước. Đứa con lớn nhất của tôi 13 tuổi, đứa thứ 2 10 tuổi nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy bàn tay của chúng bằng cánh tay phải của mình".

Cựu binh người Mỹ Garrett Anderson (trái) với cánh tay giả tạo được cảm giác xúc giác (Ảnh: Northwestern University_

Năm 2015, anh Garrett đã mất gần hết cánh tay phải trong một vụ nổ bom khi đang tham chiến tại chiến trường Iraq.

Sau đó, anh được lắp một cánh tay giả có thể giúp ông cầm nắm đồ vật và thực hiện các cử động đơn giản.

Thế nhưng cánh tay này không thể mang lại cho anh cảm nhận xúc giác, nó là một cánh tay vô tri.

Tuy nhiên, cánh tay giả ấy đã được phù phép bởi công nghệ thực tế ảo có tên gọi Epidermal VR, do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern phát triển.

Theo tạp chí Nature, công nghệ mới này kết hợp 32 bộ dẫn động lập trình riêng lẻ - thiết bị phát ra những xung điện hoặc rung động, được gắn vào một vật liệu mềm dẻo làm từ silicon để dán lên da.

Mỗi bộ dẫn động có kích thước như đồng xu, được điều khiển bằng một màn hình cảm ứng có thiết kế giống như smartphone hoặc máy tính bảng.

Bằng cách chạm vào màn hình, bạn có thể tái tạo cảm giác chạm ảo trên hệ thống đó khi tiếp xúc với da.

Bộ dẫn động lập trình riêng lẻ là thiết bị phát ra những xung điện hoặc rung động.

Hệ thống này là thiết bị kết nối không dây và không cần sử dụng năng lượng pin, sử dụng giao thức kết nối trường gần có trong ứng dụng ngân hàng điện thoại thông minh như Apple Pay.

Nhóm tác giả cho biết thiết bị này cũng có thể được sử dụng trong các tương tác xã hội, tạo nên động tác vuốt ve của cánh tay lên người thân trong cuộc gọi video, hoặc một cái vỗ về khích lệ tới người bạn cùng đội nhóm trong trò chơi ảo.

Trong tương lai, họ cũng muốn nghiên cứu chế tạo các cảm biến nhiệt, cho phép người mang bàn tay giả có thể nhận biết độ nóng hoặc lạnh của đồ uống.

Trả lời một bài phỏng vấn với AFP, nhà nghiên cứu John A. Rogers cho hay: "Hiện tại chúng ta mới chỉ sử dụng mắt và tai cho những trải nghiệm công nghệ thực tế ảo. Và chúng ta đã hoàn toàn bỏ qua cơ quan lớn nhất của cơ thể: đó là da và cảm giác chạm, mà theo tôi nó cung cấp các kết nối cảm xúc sâu sắc nhất giữa con người".

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP