Cuốn sách bằng tiếng Latinh của nhà toán học nổi tiếng thời đó là Johann Caspar Funck, xuất bản năm 1716, có hình minh họa là một đĩa bay ngay ngoài trang bìa, Express đưa tin. Theo đó, đĩa bay ló ra khỏi đám mây trên bầu trời đầy các tia chớp.
Tại một trang web chuyên về văn hóa, nhà văn Reid Moore viết: "Cuốn sách, chuyên về toán học, có trang bìa với hình một vật thể bay hình tròn ló ra khỏi đám mây bão, theo sau là các tia chớp".
"Bản copy của cuốn sách đã được lưu trữ trên Google Books, cho phép người xem chọn trang. Phần chân của trang sách ghi năm 1716 bằng chữ số La Mã. Lý do tại sao hình ảnh trên trang bìa được coi là một đĩa bay cổ điển vẫn cần được điều tra thêm. Tuy nhiên, nó vẫn củng cố cho giả thuyết về đĩa bay, thứ mà nhiều người cho là đã chứng kiến và được ghi chép trong lịch sử".
"Bản copy của cuốn sách đã được lưu trữ trên Google Books, cho phép người xem chọn trang. Phần chân của trang sách ghi năm 1716 bằng chữ số La Mã. Lý do tại sao hình ảnh trên trang bìa được coi là một đĩa bay cổ điển vẫn cần được điều tra thêm. Tuy nhiên, nó vẫn củng cố cho giả thuyết về đĩa bay, thứ mà nhiều người cho là đã chứng kiến và được ghi chép trong lịch sử".
"Trong khi vật thể bay lạ lùng đã được mô tả trong nghệ thuật từ nhiều thế kỷ qua, thì hình ảnh cụ thể của thứ được mọi người đều nhất trí là có hình dáng đĩa bay cổ điển lại là bất thường khi mà nó có từ cách đây 300 năm. Phải chăng đó là bằng chứng cho thấy, đĩa bay đã tới trái đất từ thời kỳ đầu của những năm 1700. Ít nhất thì đó cũng là bằng chứng cho thấy một vài người hồi xưa đã nghĩ như vậy".
Tác giả bài viết: Hoài Linh