Thế giới

Nỗi đau của những bé gái bị bán vào nhà thổ lâu đời nhất Ấn Độ

Sau nhiều năm sống cũng như chết trong những nhà thổ còn "tệ hơn cả địa ngục trần gian", những bé gái này đã hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống, pháp luật và cả con người.

"Họ giữ cháu chặt tới nỗi cháu không thể thở nổi. Cháu kêu cứu nhưng không ai tới giúp cả.

Những người đó đã hãm hiếp cháu suốt 2 ngày liền. Cháu còn bị đánh đập dã man và đưa tới Mumbai. Một sĩ quan cảnh sát tên là Chaurasiya gọi bọn con trai tới ném cháu vào xe và đưa cháu tới nơi cháu không thể tự quay về.

Nếu ai muốn biết thế nào là địa ngục trần gian thì hãy tới sống cùng với những cô gái trong những nhà thổ này..."

Đó không phải là một cảnh trong phim truyền hình dài tập mà chính là thực tế đau lòng mà hàng nghìn bé gái đang phải trải qua khi bị giam giữ bên trong các nhà thổ ở Varanasi – một trong những thành phố tôn giáo lâu đời nhất thế giới.

Trong bộ phim tài liệu gây tiếng vang toàn Ấn Độ có tên Gudiya (tiếng Hindi có nghĩa là Búp bê) của hãng Blush Originals, nhà sản xuất đã theo chân Roohi và Priya để ghi lại nỗi đau của không chỉ 2 mà của hàng nghìn bé gái bị bán vào nhà chứa.

Bộ phim tài liệu đã thu hút được 284.799 lượt xem trên YouTube đã lột tả một cách chân thực nhất nổi thống khổ của hàng nghìn bé gái bị bắt cóc và bán làm gái mại dâm tại Ấn Độ.


Bộ phim tài liệu đã thu hút được 284.799 lượt xem trên YouTube đã lột tả một cách chân thực nhất nổi thống khổ của hàng nghìn bé gái bị bắt cóc và bán làm gái mại dâm tại Ấn Độ. Sau khi trình chiếu, bộ phim đã nhận được nhiều phản hồi từ phía người xem trên toàn thế giới.

Ký ức đau đớn tột cùng của hàng nghìn bé gái

Hai bé gái đã lấy hết can đảm để xuất hiện trước camera và nói cho tất cả mọi người biết về nơi mà theo lời các em là còn "tệ hơn cả địa ngục".

Nhớ lại lúc bị một toán người bắt cóc từ ngôi làng "chôn rau cắt rốn", Roohi mới 13 còn Priya vừa tròn 17.

Priya còn nhớ như in cái ngày mình bị hai người đàn ông bắt cóc và đưa tới Mumbai, nơi em bị hãm hiếp và đánh đập mỗi ngày.

Nhớ lại lúc bị một toán người bắt cóc từ ngôi làng "chôn rau cắt rốn", Roohi mới 13 còn Priya vừa tròn 17.


Tuy nhiên, khi em suýt bị bọn bắt cóc bán vào nhà chứa thì chúng phát hiện ra gia đình em đã trình báo cảnh sát nên chúng liền vứt Priya lại một con đường vắng ở Mumbai.

"Chúng ném em xuống xe ở gần Kurla. Từ đó, em lên bừa một chuyến tàu để nhanh chóng thoát khỏi bọn chúng và hi vọng chuyến tàu sẽ đưa mình về nhà. Nhưng em đã không thể", Priya kể lại.

Roohi và Priya đã được một tổ chức phi chính phủ có tên là Guriya Swayam Sevi Sansthan giải cứu. Tổ chức này do Ajeet Singh và vợ là Manju Singh cùng một số nhân viên cứu hộ sáng lập ra nhằm giúp đỡ các bé gái bị bán vào nhà thổ.

Các bé gái bị bán vào nhà chứa có ngoại hình già hơn tuổi rất nhiều.


"Chúng tôi không phải là những nhà đạo đức học hay thẩm phán. Phương châm duy nhất của chúng tôi là ngăn chặn buôn người, mại dâm trẻ em và mại dâm thế hệ hai" – Ajeet Signh cho hay.

Anh Ajeet đã thành lập tổ chức Guriya Sansthan từ những năm 90 khi còn là một sinh viên của trường Đại học Hansraj. Cùng với những người đồng nghiệp của mình, anh đã cố gắng hết sức để phá vỡ hệ thống hậu thuẫn cho những chủ chứa chuyên lạm dụng trẻ em.

"Hệ thống đó như một cỗ máy hoạt động rất trơn tru suốt hàng thập kỷ nay. Nhiều em bé đã bị bắt cóc từ khi mới ra đời trong bệnh viện rồi bị bán vào nhà thổ.

Tại đó, các em nhỏ bị tra tấn dã man, bị chích điện, bị bỏ đói và buộc phải tiêm hormone giới tính để phát triển sớm. Thời gian trôi qua, các bé gái này trải qua cuộc đời đau đớn trong những nhà thổ mà chúng bắt đầu coi đó là nhà.

Hầu hết các bé bị AIDS, mắc các bệnh về tình dục, và dần dần khuôn mặt các em trở nên già hơn trước tuổi rất nhiều", Ajeet cho biết.

Anh Ajeet đã thành lập tổ chức Guriya Sansthan từ những năm 90 khi còn là một sinh viên của trường Đại học Hansraj.


Hệ thống pháp luật thối nát đã hại đời hàng nghìn đứa trẻ

Varanasi từng là đất thánh của những tín đồ Hindu, là điểm đến của hàng triệu người hành hương. Tuy nhiên, từ lâu nơi đây cũng đã trở thành "nhà" của những cô gái bị ép gia nhập phố đèn đỏ tại Ấn Độ.

Varanasi hiện là điểm đen về nạn mại dâm và nô lệ tình dục trẻ vị thành niên. Thế nhưng, tình trạng đó vẫn cứ tiếp diễn công khai vì cảnh sát, chính quyền, và chủ chứa đã "bắt tay nhau" lũng đoạn, vùi dập cuộc đời của những bé gái.

Bộ phim cũng đề cập tới những bức xúc của các bậc cha mẹ có con gái bị bắt cóc mà "lực bất tòng tâm" không thể đòi lại được công lý khi mỗi khi đến trình báo cảnh sát đều bị đuổi như đuổi tà.

"Hầu hết các bậc cha mẹ có con bị bắt cóc đến trình báo đều bị lạm dụng rồi đuổi về. Cảnh sát còn đe dọa họ, nói con gái họ đã bỏ trốn với người yêu dù cho bé gái đó mới có 6 tuổi và từ chối giải quyết vụ việc" – chị Manju cho biết.

Cảnh sát, chính quyền, và chủ chứa đã "bắt tay nhau" lũng đoạn, vùi dập cuộc đời của những bé gái.


Gia đình nạn nhân bị những kẻ đâm thuê chém mướn và cả cảnh sát dọa cho sợ tới nỗi phải từ bỏ ý định đi tìm con gái.

Ajeet và Manju đã cố gắng giúp đỡ những gia đình có người thân là nạn nhân của nạn buôn bán người và cho đến nay đã giúp cho một số bé gái quay trở lại đoàn tụ với gia đình.

Hơn thế nữa, những em bé được sinh ra trong khi hành nghề "mại dâm" của các bà mẹ trẻ bất đắc dĩ cũng được đưa về nuôi nấng và dạy nghề tại Trường dạy nghề Guriya ở Shivdaspur, Varanasi.

"Trường Guriya được thành lập để ngăn cho các bé không đi lại vết xe đổ của mẹ mình. Tại đay, chúng tôi dạy các bé văn hóa, vi tính, nghề may, nghề trang điểm và nhiều nghề khác để các bé có thể kiếm ăn chân chính", Ajeet cho hay.

Ajeet và Manju đã cố gắng giúp đỡ những gia đình có người thân là nạn nhân của nạn buôn bán người và cho đến nay đã giúp cho một số bé gái quay trở lại đoàn tụ với gia đình.

Trong những bản án được tòa án Allahabad đưa ra gần đây, gần 500 kẻ buôn người đã phải trả giá cho tội lỗi của chúng. Đây được xem là một trong những thắng lợi lớn nhất của tổ chức Guriya Sansthan. Từng bước từng bước, những nỗ lực của họ đã được đền đáp xứng đáng.

Tuy nhiên, anh Ajeet cho biết vấn đề thực sự là những cô gái sống trong nhà thổ lâu ngày. Họ bị "tẩy não" tới mức nghĩ rằng nhà thổ là nơi an toàn nhất.

"Hầu hết những cô gái ở đây đều nghiện ngập hoặc bệnh tật đầy người. Sau chừng đó năm sống trong nhà thổ, trở về nhà không phải là lựa chọn của họ. Họ mất niềm tin vào hệ thống, vào pháp luật và cả con người.

Và cay đắng là họ có lý do để mất niềm tin. Đó là mỗi lần trốn được và tới tìm cảnh sát để giúp đỡ thì họ lại bị bán cho một chủ chứa khác. Do vậy, niềm tin của họ vào cảnh sát bị sụp đổ hoàn toàn", anh Ajeet chốt lại câu chuyện bằng một giọng cay đắng.

Tác giả bài viết: Thu Trang

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP