Với lao động nữ nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Để đạt tỷ lệ % tối đa lao động nữ phải có 30 năm đóng BHXH thay vì 25 năm như hiện nay.
Với lao động nam, để hưởng mức 45% năm 2018 phải đóng đủ 16 năm; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm một năm đóng BHXH cho đến năm 2022 phải có thời gian đóng BHXH 20 năm mới được hưởng mức 45%. Để đạt mức hưởng tối đa 75%, năm 2018 lao động nam phải đóng BHXH 31 năm, từ năm 2019, 2020, 2021 phải đóng BHXH tương ứng từ 32 đến 34 năm và từ năm 2022 trở đi phải có 35 năm đóng BHXH, thay vì 30 năm như hiện nay.
Nguyên tắc của BHXH là: đóng - hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Nên công thức tính lương hưu phải bảo đảm nguyên tắc đóng – hưởng. Từ năm 2016, mức đóng BHXH bắt buộc là 22% (trong đó chủ sử dụng lao động 14% và NLĐ 8%) thì tổng toàn bộ tiền lương hưu theo mức đóng BHXH cũng chỉ tương đương 39,6% (22%/tháng x 12 tháng x 15 năm) nghĩa là 15 năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 39,6%, nhưng công thức tính lương hưu vẫn giữ nguyên là 45% mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH.
Để đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng vào quỹ BHXH, khắc phục mất cân bằng của quỹ, trên nguyên tắc đóng hưởng, đóng cao hưởng cao và đóng thấp hưởng thấp nên phải thay đổi cách tính lương hưu. Nhà nước không thể luôn luôn phải bù ngân sách để chi trả cho quỹ BHXH (bù phần chênh lệch giữa 45% và 39,6%). Nhà nước chỉ bảo hộ khi có biến cố xẩy ra để bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân.
Theo cách tính hiện thời (trước ngày 01/01/2018), NLĐ nữ đủ 55 tuổi với 25 năm đóng BHXH, nam đủ 60 tuổi với 30 năm đóng BHXH được hưởng 75% lương hưu thì toàn bộ số tiền đóng BHXH cũng chỉ chi trả được trong vòng 9 đến 10 năm, trong khi kỳ vọng sống của người dân là 20 năm (nghĩa là nữ 75 tuổi, nam 80 tuổi). Vì vậy việc thay đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu là nhằm đảm bảo quỹ hưu trí ổn định, lâu dài.
Phân tích cách tính lương hưu tác động đến người lao động: Người lao động về hưu năm 2018 so với năm 2017 đối với những người đã đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu tối đa 75% thì không chịu ảnh hưởng gì của quy định mới này.
Đối với nhóm người chưa đạt 30 năm đóng BHXH (đối với nữ) và 31 năm đóng BHXH (đối với nam) sẽ bị giảm nhẹ về mức hưởng lương hưu. Cụ thể: năm 2018 giảm 2% đối với nam và đối với nữ giảm 1% trên mỗi năm đóng BHXH từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 (trước đây cứ mỗi năm đóng BHXH tăng thêm 3% nhưng từ năm 2018 chỉ tăng 2%).
Tuy nhiên từ năm 2018 với mức lương đóng BHXH cao hơn (tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động) nên khi tính lương bình quân để tính hưởng lương hưu về số tuyệt đối sẽ cao hơn; chưa nói đến có sự điều chỉnh hệ số trượt giá để làm cơ sở tính số tiền đóng BHXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và điều chỉnh lương cơ sở của Chính phủ.
Mặt khác, với những người về hưu trước tuổi còn bị trừ 2% cho mỗi năm về hưu trước tuổi, tính ra số % hưởng lương hưu bị giảm do cách tính mới không bằng số % bị trừ của về hưu trước tuổi; thành ra người lao động về hưu năm 2017 lại thiệt hơn về hưu từ năm 2018 trở về sau. Vì tỷ lệ hưởng lương hưu không đạt mức tối đa 75% sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động vì lương hưu là nhận lâu dài.
Một số quy định mới về chế độ hưu trí theo Luật BHXH năm 2014 có tác động đến một số đối tượng như theo phân tích ở trên. Người lao động cần đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình để xem xét, quyết định. Vì lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, tuổi đời, thời gian đóng BHXH, mức tiền lương đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu; điều kiện làm việc; nên không phải ai nghỉ hưu năm 2017 đều có lợi hơn người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi.
Với lao động nam, để hưởng mức 45% năm 2018 phải đóng đủ 16 năm; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm một năm đóng BHXH cho đến năm 2022 phải có thời gian đóng BHXH 20 năm mới được hưởng mức 45%. Để đạt mức hưởng tối đa 75%, năm 2018 lao động nam phải đóng BHXH 31 năm, từ năm 2019, 2020, 2021 phải đóng BHXH tương ứng từ 32 đến 34 năm và từ năm 2022 trở đi phải có 35 năm đóng BHXH, thay vì 30 năm như hiện nay.
Nguyên tắc của BHXH là: đóng - hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Nên công thức tính lương hưu phải bảo đảm nguyên tắc đóng – hưởng. Từ năm 2016, mức đóng BHXH bắt buộc là 22% (trong đó chủ sử dụng lao động 14% và NLĐ 8%) thì tổng toàn bộ tiền lương hưu theo mức đóng BHXH cũng chỉ tương đương 39,6% (22%/tháng x 12 tháng x 15 năm) nghĩa là 15 năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 39,6%, nhưng công thức tính lương hưu vẫn giữ nguyên là 45% mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH.
Để đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng vào quỹ BHXH, khắc phục mất cân bằng của quỹ, trên nguyên tắc đóng hưởng, đóng cao hưởng cao và đóng thấp hưởng thấp nên phải thay đổi cách tính lương hưu. Nhà nước không thể luôn luôn phải bù ngân sách để chi trả cho quỹ BHXH (bù phần chênh lệch giữa 45% và 39,6%). Nhà nước chỉ bảo hộ khi có biến cố xẩy ra để bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân.
Theo cách tính hiện thời (trước ngày 01/01/2018), NLĐ nữ đủ 55 tuổi với 25 năm đóng BHXH, nam đủ 60 tuổi với 30 năm đóng BHXH được hưởng 75% lương hưu thì toàn bộ số tiền đóng BHXH cũng chỉ chi trả được trong vòng 9 đến 10 năm, trong khi kỳ vọng sống của người dân là 20 năm (nghĩa là nữ 75 tuổi, nam 80 tuổi). Vì vậy việc thay đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu là nhằm đảm bảo quỹ hưu trí ổn định, lâu dài.
Phân tích cách tính lương hưu tác động đến người lao động: Người lao động về hưu năm 2018 so với năm 2017 đối với những người đã đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu tối đa 75% thì không chịu ảnh hưởng gì của quy định mới này.
Đối với nhóm người chưa đạt 30 năm đóng BHXH (đối với nữ) và 31 năm đóng BHXH (đối với nam) sẽ bị giảm nhẹ về mức hưởng lương hưu. Cụ thể: năm 2018 giảm 2% đối với nam và đối với nữ giảm 1% trên mỗi năm đóng BHXH từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 (trước đây cứ mỗi năm đóng BHXH tăng thêm 3% nhưng từ năm 2018 chỉ tăng 2%).
Tuy nhiên từ năm 2018 với mức lương đóng BHXH cao hơn (tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động) nên khi tính lương bình quân để tính hưởng lương hưu về số tuyệt đối sẽ cao hơn; chưa nói đến có sự điều chỉnh hệ số trượt giá để làm cơ sở tính số tiền đóng BHXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và điều chỉnh lương cơ sở của Chính phủ.
Mặt khác, với những người về hưu trước tuổi còn bị trừ 2% cho mỗi năm về hưu trước tuổi, tính ra số % hưởng lương hưu bị giảm do cách tính mới không bằng số % bị trừ của về hưu trước tuổi; thành ra người lao động về hưu năm 2017 lại thiệt hơn về hưu từ năm 2018 trở về sau. Vì tỷ lệ hưởng lương hưu không đạt mức tối đa 75% sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động vì lương hưu là nhận lâu dài.
Một số quy định mới về chế độ hưu trí theo Luật BHXH năm 2014 có tác động đến một số đối tượng như theo phân tích ở trên. Người lao động cần đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình để xem xét, quyết định. Vì lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, tuổi đời, thời gian đóng BHXH, mức tiền lương đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu; điều kiện làm việc; nên không phải ai nghỉ hưu năm 2017 đều có lợi hơn người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi.
Tác giả: Trần Thị Minh Hải, Phó Trưởng phòng Chế độ BHXH
Nguồn: tinnhanhonline.vn
Nguồn: tinnhanhonline.vn