Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á (sau Thái Lan), đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 thế giới về tỉ lệ tiêu thụ rượu bia. Điều đáng nói tại Việt Nam, tỉ lệ người trẻ uống rượu ở mức nguy hại ngày càng gia tăng.
Tại hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia vào sáng 26-9, ông Nguyễn Phương Nam, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, đã chua chát thừa nhận như vậy.
Quốc gia khởi nghiệp hay quốc gia say xỉn?
Ông Nguyễn Phương Nam đặt câu hỏi: “Việt Nam là quốc gia khởi nghiệp hay quốc gia say xỉn?”.
Khi khảo sát trên 1.840 bệnh nhân tai nạn giao thông nhập viện thì có gần 67% người điều khiển phương tiện có độ cồn trong máu cao, 45% tham gia giao thông hai giờ sau khi uống rượu bia.
Theo ông Nam, trong khi hầu hết các nước trên thế giới, các vùng lãnh thổ đều cấm bán rượu bia thì tại Việt Nam, những loại đồ uống có cồn này vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
BS Lý Trần Tình, nguyên Giám đốc BV Tâm thần Hà Nội, cho biết lạm dụng rượu và nghiện rượu là một tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong tầng lớp thanh niên. Mới đây, BV Tâm thần Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân mới 15 tuổi vào bệnh viện cai nghiện rượu trong tình trạng bị loạn thần, hoang tưởng rất trầm trọng.
Vì rượu, hai nạn nhân bị đâm đang được bác sĩ cấp cứu nhưng một người đã chết trước khi đưa vô bệnh viện. Ảnh: Trần Ngọc
BS Tình cho biết một người bình thường lạm dụng rượu 4-5 năm mới dẫn đến nghiện rượu. Với trường hợp bệnh nhân 15 tuổi kia, cậu bé đã uống rượu từ năm 11 tuổi. Theo BS Trần Quốc Bảo (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế), những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 thì về sau có thể phát sinh các vấn đề về rượu bia cao gấp năm lần những người 21 tuổi mới uống.
Điều đáng lo ngại, theo BS Bảo là tuổi uống rượu ngày càng trẻ hóa. Trái ngược với các nước trên thế giới là tỉ lệ uống ở mức nguy hại đang giảm xuống thì tại Việt Nam lại đang tăng cao đáng báo động.
Ông Nguyễn Phương Nam chia sẻ thẳng thắn tại hội thảo: “Một số người bạn nước ngoài đến Việt Nam đã phàn nàn rằng từ thành thị tới nông thôn đi đâu cũng thấy các quán ăn nhậu nhưng nhà vệ sinh thì lại thiếu”. Có lẽ tỉ lệ này cũng đồng hành với tai nạn giao thông, mà hầu hết người uống rượu bia xong thì đều ra đường và điều khiển xe.
Ngày nào cũng cấp cứu người say xỉn
Trong đêm trực cấp cứu gần đây, BS Đoàn Trần Hữu Vũ (BV Nhân dân Gia Định, TP.HCM) chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM: “Ngày nào cũng phải cấp cứu những người bị đâm, bị đánh trọng thương do say xỉn. Hệ lụy này dường như ngày càng tăng, không có điểm dừng”.
Cửa phòng cấp cứu BV Nhân dân Gia Định bật mở, hai thanh niên bất động, máu me đầy người nằm trên băng ca được bảo vệ đẩy vô phòng hồi sức cấp cứu cùng lúc. “Trời, một người đã chết rồi” - BS Vũ bật khỏi ghế, lao nhanh tới nạn nhân. Nạn nhân độ 25 tuổi đã chết trước khi đưa vô bệnh viện. Tay chân người này xụi lơ, thân nhiệt xuống thấp, đồng tử giãn rộng. Nạn nhân còn lại độ 27 tuổi đang thoi thóp, được nhân viên y tế cầm máu và hồi sức, lát sau nhịp tim trở lại bình thường.
Một người xưng là người nhà nạn nhân hoảng hốt kể: Một người là em vợ, người lớn tuổi hơn là anh rể rủ đi nhậu ở một quán gần khu vực Thanh Đa (Bình Thạnh). Lát sau có vài người đến nhậu chung, chuyện trò ỏm tỏi. Bàn nhậu cạnh bên cũng có vài người mặt mày đỏ bừng, nói năng to tiếng.
Chùi vết máu khô còn dính trên tay, người này kể tiếp: “Bàn nhậu này trách bàn nhậu kia lớn tiếng, bàn nhậu kia nói bàn nhậu này làm ồn. Lời qua tiếng lại, cả hai bàn nhậu bắt đầu hùng hổ đạp ghế xô bàn. Đứa em bị ôm chặt, gí roi điện vô người đến ngất xỉu. Chưa chịu dừng, một người lấy dao nhọn đâm thằng em một nhát trên vai. Thấy em gục ngã, anh rể lao vô tiếp ứng liền bị những người kia đâm hai nhát trên người, đổ sụp tại chỗ”.
Nạn nhân tử vong đã có vợ và đứa con hơn một tuổi. Người vợ khóc ngất, vật vã trong phòng cấp cứu khi nghe bác sĩ báo chồng không qua khỏi. “Nạn nhân đã chết, để lại nỗi đau cho vợ con và người thân. Chung quy chỉ tại rượu bia mà ra” - BS Vũ thở dài.
“Cuối tuần nhậu nhẹt nhiều nên nạn nhân của rượu bia cấp cứu cũng nhiều. Điều trị cho những người này thì các bệnh nhân tim mạch, huyết áp, đau bụng… phải chờ. Cái vòng luẩn quẩn này cứ quay đều quay đều. Điều đáng lo nạn nhân đa phần còn trẻ, ảnh hưởng đến sức lao động và sự đóng góp cho gia đình, xã hội về sau” - BS Vũ trải lòng.
BS Vũ vừa dứt lời, lại một băng ca đẩy người đàn ông bị gãy chân do uống rượu rồi xô xát trong đám giỗ nhà hàng xóm vào cấp cứu.
Vài phút sau, một thanh niên trẻ măng trán đỏ máu được dìu vô phòng cấp cứu vì bị bạn cầm ly bia đập vào đầu trong lúc nhậu…
Tại hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia vào sáng 26-9, ông Nguyễn Phương Nam, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, đã chua chát thừa nhận như vậy.
Quốc gia khởi nghiệp hay quốc gia say xỉn?
Ông Nguyễn Phương Nam đặt câu hỏi: “Việt Nam là quốc gia khởi nghiệp hay quốc gia say xỉn?”.
Khi khảo sát trên 1.840 bệnh nhân tai nạn giao thông nhập viện thì có gần 67% người điều khiển phương tiện có độ cồn trong máu cao, 45% tham gia giao thông hai giờ sau khi uống rượu bia.
Theo ông Nam, trong khi hầu hết các nước trên thế giới, các vùng lãnh thổ đều cấm bán rượu bia thì tại Việt Nam, những loại đồ uống có cồn này vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
BS Lý Trần Tình, nguyên Giám đốc BV Tâm thần Hà Nội, cho biết lạm dụng rượu và nghiện rượu là một tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong tầng lớp thanh niên. Mới đây, BV Tâm thần Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân mới 15 tuổi vào bệnh viện cai nghiện rượu trong tình trạng bị loạn thần, hoang tưởng rất trầm trọng.
Vì rượu, hai nạn nhân bị đâm đang được bác sĩ cấp cứu nhưng một người đã chết trước khi đưa vô bệnh viện. Ảnh: Trần Ngọc
BS Tình cho biết một người bình thường lạm dụng rượu 4-5 năm mới dẫn đến nghiện rượu. Với trường hợp bệnh nhân 15 tuổi kia, cậu bé đã uống rượu từ năm 11 tuổi. Theo BS Trần Quốc Bảo (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế), những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 thì về sau có thể phát sinh các vấn đề về rượu bia cao gấp năm lần những người 21 tuổi mới uống.
Điều đáng lo ngại, theo BS Bảo là tuổi uống rượu ngày càng trẻ hóa. Trái ngược với các nước trên thế giới là tỉ lệ uống ở mức nguy hại đang giảm xuống thì tại Việt Nam lại đang tăng cao đáng báo động.
Ông Nguyễn Phương Nam chia sẻ thẳng thắn tại hội thảo: “Một số người bạn nước ngoài đến Việt Nam đã phàn nàn rằng từ thành thị tới nông thôn đi đâu cũng thấy các quán ăn nhậu nhưng nhà vệ sinh thì lại thiếu”. Có lẽ tỉ lệ này cũng đồng hành với tai nạn giao thông, mà hầu hết người uống rượu bia xong thì đều ra đường và điều khiển xe.
Ngày nào cũng cấp cứu người say xỉn
Trong đêm trực cấp cứu gần đây, BS Đoàn Trần Hữu Vũ (BV Nhân dân Gia Định, TP.HCM) chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM: “Ngày nào cũng phải cấp cứu những người bị đâm, bị đánh trọng thương do say xỉn. Hệ lụy này dường như ngày càng tăng, không có điểm dừng”.
Cửa phòng cấp cứu BV Nhân dân Gia Định bật mở, hai thanh niên bất động, máu me đầy người nằm trên băng ca được bảo vệ đẩy vô phòng hồi sức cấp cứu cùng lúc. “Trời, một người đã chết rồi” - BS Vũ bật khỏi ghế, lao nhanh tới nạn nhân. Nạn nhân độ 25 tuổi đã chết trước khi đưa vô bệnh viện. Tay chân người này xụi lơ, thân nhiệt xuống thấp, đồng tử giãn rộng. Nạn nhân còn lại độ 27 tuổi đang thoi thóp, được nhân viên y tế cầm máu và hồi sức, lát sau nhịp tim trở lại bình thường.
Một người xưng là người nhà nạn nhân hoảng hốt kể: Một người là em vợ, người lớn tuổi hơn là anh rể rủ đi nhậu ở một quán gần khu vực Thanh Đa (Bình Thạnh). Lát sau có vài người đến nhậu chung, chuyện trò ỏm tỏi. Bàn nhậu cạnh bên cũng có vài người mặt mày đỏ bừng, nói năng to tiếng.
Chùi vết máu khô còn dính trên tay, người này kể tiếp: “Bàn nhậu này trách bàn nhậu kia lớn tiếng, bàn nhậu kia nói bàn nhậu này làm ồn. Lời qua tiếng lại, cả hai bàn nhậu bắt đầu hùng hổ đạp ghế xô bàn. Đứa em bị ôm chặt, gí roi điện vô người đến ngất xỉu. Chưa chịu dừng, một người lấy dao nhọn đâm thằng em một nhát trên vai. Thấy em gục ngã, anh rể lao vô tiếp ứng liền bị những người kia đâm hai nhát trên người, đổ sụp tại chỗ”.
Nạn nhân tử vong đã có vợ và đứa con hơn một tuổi. Người vợ khóc ngất, vật vã trong phòng cấp cứu khi nghe bác sĩ báo chồng không qua khỏi. “Nạn nhân đã chết, để lại nỗi đau cho vợ con và người thân. Chung quy chỉ tại rượu bia mà ra” - BS Vũ thở dài.
“Cuối tuần nhậu nhẹt nhiều nên nạn nhân của rượu bia cấp cứu cũng nhiều. Điều trị cho những người này thì các bệnh nhân tim mạch, huyết áp, đau bụng… phải chờ. Cái vòng luẩn quẩn này cứ quay đều quay đều. Điều đáng lo nạn nhân đa phần còn trẻ, ảnh hưởng đến sức lao động và sự đóng góp cho gia đình, xã hội về sau” - BS Vũ trải lòng.
BS Vũ vừa dứt lời, lại một băng ca đẩy người đàn ông bị gãy chân do uống rượu rồi xô xát trong đám giỗ nhà hàng xóm vào cấp cứu.
Vài phút sau, một thanh niên trẻ măng trán đỏ máu được dìu vô phòng cấp cứu vì bị bạn cầm ly bia đập vào đầu trong lúc nhậu…
Sẽ có Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia Khi khảo sát trên 1.840 bệnh nhân tai nạn giao thông nhập viện thì có gần 67% người điều khiển phương tiện có độ cồn trong máu cao, 45% tham gia giao thông hai giờ sau khi uống rượu bia. BS Lý Trần Tình cho biết có đến 73% người dân hiểu sai, coi rượu là chất kích thích nên đã uống rượu khi gặp chuyện buồn hoặc vui. Nhưng thực chất rượu là chất ức chế tế bào thần kinh, khi uống rượu vào sẽ gây trầm cảm, loạn thần. Đây thực sự là gánh nặng kinh tế và không chỉ với gia đình mà với toàn xã hội mà rượu, bia mang lại. Tại hội thảo, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ Pháp chế Bộ Y tế, cho biết dự kiến năm 2018, dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ được trình Quốc hội. Theo ông Quang, dự thảo luật sẽ có quy định không bán rượu bia sau 22 giờ. Ngoài ra, dự thảo luật cũng quy định không bán rượu bia cho trẻ vị thành niên để hạn chế tác hại của bia, rượu. |
Tác giả bài viết: Trần Ngọc - Hường Giang