LTS: Gần đây, câu chuyện bạo lực học đường được đề cập rất nhiều trên báo chí, đặc biệt khi một số giáo viên thiếu các kỹ năng sư phạm dẫn đến việc bạo hành học sinh.
Từ nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra, thầy giáo Bùi Minh Tuấn cho rằng cần nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên sư phạm nhất là công tác thực tập sư phạm.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Trong quá trình giáo dục, có một nguyên tắc tối quan trọng đó là, cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim.
Nghề giáo là một nghề có nhiều nét đặc thù, người giáo viên tốt không chỉ cần có năng lực chuyên môn mà còn cần có nghệ thuật sư phạm khéo léo, linh hoạt.
Theo đó, điểm quan trọng, mấu chốt trong nghệ thuật sư phạm của mỗi giáo viên chính là tình thương yêu đối với học trò.
Thời gian qua, xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường mà “người trong cuộc” là những người đang đứng trên bục giảng đã đặt ra vấn đề cần thiết phải xem kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm của người giáo viên là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh.
Dù ở tình huống, hoàn cảnh nào, cách ứng xử của người thầy cũng cần xuất phát từ tình thương học trò.
Thời gian qua, bạo lực học đường trở thành vấn nạn nhức nhối. Đáng nói, cách hành xử bạo lực không chỉ diễn ra giữa các học sinh với nhau mà còn từ phía giáo viên với học sinh.
Có giáo viên đánh học sinh vì các em lười học, không thuộc bài, đọc, viết, tính toán chậm.
Ở trường hợp này, người giáo viên sau đó có thể biện minh cho hành động của mình là do nôn nóng, sốt ruột muốn học sinh mau chóng tiến bộ nên đã “lỡ tay”.
Từ nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra, thầy giáo Bùi Minh Tuấn cho rằng cần nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên sư phạm nhất là công tác thực tập sư phạm.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Trong quá trình giáo dục, có một nguyên tắc tối quan trọng đó là, cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim.
Nghề giáo là một nghề có nhiều nét đặc thù, người giáo viên tốt không chỉ cần có năng lực chuyên môn mà còn cần có nghệ thuật sư phạm khéo léo, linh hoạt.
Theo đó, điểm quan trọng, mấu chốt trong nghệ thuật sư phạm của mỗi giáo viên chính là tình thương yêu đối với học trò.
Thời gian qua, xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường mà “người trong cuộc” là những người đang đứng trên bục giảng đã đặt ra vấn đề cần thiết phải xem kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm của người giáo viên là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh.
Dù ở tình huống, hoàn cảnh nào, cách ứng xử của người thầy cũng cần xuất phát từ tình thương học trò.
Thời gian qua, bạo lực học đường trở thành vấn nạn nhức nhối. Đáng nói, cách hành xử bạo lực không chỉ diễn ra giữa các học sinh với nhau mà còn từ phía giáo viên với học sinh.
Có giáo viên đánh học sinh vì các em lười học, không thuộc bài, đọc, viết, tính toán chậm.
Ở trường hợp này, người giáo viên sau đó có thể biện minh cho hành động của mình là do nôn nóng, sốt ruột muốn học sinh mau chóng tiến bộ nên đã “lỡ tay”.
Một số giáo viên thiếu kỹ năng sư phạm nên đã bạo hành học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: Tuoitre.vn)
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên đã “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” với học sinh do gặp phải những học sinh ngỗ nghịch thậm chí là quậy phá, cá biệt.
Trong trường hợp này, người giáo viên có hành vi bạo lực với học sinh đã thiếu sự kiềm chế cần thiết, ít nhiều thể hiện sự bất lực trong việc giáo dục, cảm hóa học sinh dẫn đến hành động nóng nảy, mất kiểm soát.
Đáng nói, nhiều vụ giáo viên bạo hành học sinh xảy ra ở lứa tuổi mầm non, tiểu học. Đây là lứa tuổi các em thường hiếu động, nghịch ngợm nhưng tâm hồn còn non nớt và rất dễ bị tổn thương.
Gần đây nhất là vụ việc một giáo viên chủ nhiệm lớp 4 thuộc trường tiểu học Ninh Sở, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã cho hơn 40 học sinh tát vào mặt một nam học sinh trong lớp vì mắc lỗi mâu thuẫn với bạn.
Dù với bất cứ lý do gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc giáo viên sử dụng đòn roi hay phương pháp bạo lực để giáo dục học sinh trong thời điểm hiện nay là điều cần tránh.
Hành động bạo lực có thể tác động tiêu cực tới tâm lý, sức khỏe và sự phát triển nhân cách học sinh.
Một số học sinh bị đối xử bạo lực từ thầy cô có thể sẽ không còn hứng thú tới trường, thậm chí hình thành những tư tưởng tiêu cực như: Chống đối, bất mãn hoặc nặng hơn là bị trầm cảm trong thời gian dài.
Không phải ngẫn nhiên, phần lớn các vụ bạo lực từ phía giáo viên thường xảy ra ở những người trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống sư phạm trong thực tiễn.
Thực trạng này cho thấy, đang có một “lỗ hỏng” không nhỏ trong việc rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ sự phạm đối với đội ngũ giáo viên ngay từ khi họ đang được đào tạo ở các trường sư phạm.
Là một nghề có nhiều nét đặc thù, người giáo viên tốt không chỉ cần có năng lực chuyên môn mà còn cần có nghệ thuật sư phạm khéo léo, linh hoạt.
Tuy nhiên, có một thực tế đã tồn tại bấy lâu nay là việc giảng dạy trong các trường sư phạm đang chú trọng nhiều đến năng lực học tập mà chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Trong khi đó, chương trình đào tạo sư phạm còn mang nặng tính hàn lâm, lí luận về phương pháp dạy học chưa thực sự gắn với thực tiễn.
Không ít sinh viên sư phạm hiện nay còn có quan niệm phiến diện rằng: cứ học giỏi là có thể dạy tốt. Chính vì vậy, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có phần bị sao nhãng.
Qua tìm hiểu thực tế các đợt thực tập của sinh viên sư phạm ở một số trường Trung học phổ thông cho thấy, không ít sinh viên có kiến thức chuyên môn khá tốt những lại tỏ ra lúng túng, máy móc trong việc xử lý các tình huống sư phạm cụ thể.
Theo qui định hiện hành, thời gian thực tập của sinh viên sư phạm tại các trường phổ thông thường kéo dài từ 3-4 tháng.
Khoảng thời gian eo hẹp này là không đủ để sinh viên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nâng cao khả năng giảng dạy để có thể đáp ứng được yêu cầu thực hành sau khi ra trường.
Cũng do xuất phát từ việc xem nhẹ đào tạo nghiệp vụ sư phạm mà ngay trong các nhà trường, việc sắp xếp đội ngũ giảng viên chuyên giảng dạy về nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cũng còn nhiều hạn chế.
Thực tế trên xuất phát từ quan niệm cho rằng: giảng dạy về nghiệp vụ, phương pháp sư phạm không phải là một ngành khoa học mà đơn giản chỉ là rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp nên ai cũng có thể dạy được, miễn là có trình độ khoa học cơ bản.
Phần lớn đội ngũ giảng viên sư phạm chưa từng dạy qua phổ thông nên còn thiếu kinh nghiệm thực tế.
Quá trình đổi mới giáo dục hiện nay cũng đặt ra cho các cơ sở đào tạo sinh viên sư phạm yêu cầu phải thay đổi cách thức đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho người giáo viên tương lai.
Theo đó, đào tạo sinh viên ngành sư phạm cần kết hợp đủ cả ba yếu tố, bao gồm: kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm và đạo đức nghề nghiệp.
Trong quá trình đào tạo, cần dành thời lượng phù hợp cho việc thực tập của sinh viên, giúp họ có ý thức và khả năng thực hành.
Đồng thời, ưu tiên đào tạo những “kỹ năng mềm” cần thiết như: khả năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xử lý linh hoạt từng tình huống sư phạm cụ thể… giúp cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường có thể tự tin đảm nhận nhiệm vụ.
Với các giáo viên đang đứng lớp, nhất là với những giáo viên trẻ, cần phải chú trọng rèn luyện chữ “nhẫn”, thường xuyên trau dồi nghiệp vụ sư phạm trên nền tảng của tình thương yêu đối với học sinh mới có thể trụ vững lâu dài với nghề đặc thù, nhiều áp lực mà mình đã chọn.
Tác giả bài viết: Bùi Minh Tuấn
Nguồn tin: