Nhà máy xử lý nước thải KCN Nam Cấm. Ảnh: Việt Phương |
Đến nay, có 20 CCN đã đi vào hoạt động với 248 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, 04 doanh nghiệp FDI có quy mô tương đối lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc, còn lại là quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản, lâm sản, gia công cơ khí, tái chế kim loại, tái chế và sản xuất sản phẩm nhựa, sản xuất bao bì.
Theo ông Thái Văn Nông - Phó giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường, trong số 8 CCN có hệ thống xử lý nước thải thì chỉ có CCN Tháp Hồng Kỷ (Diễn Châu) có hệ thống xử lý tập trung, 7 CCN còn lại chỉ có hệ thống hồ sinh học.
Ngoài ra, 04/20 CCN chỉ mới có hệ thống tách nước thải và nước mưa, 07/20 CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Có 1 CCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Như vậy, so với năm 2017, tỷ lệ các cụm công nghiệp được đầu tư hệ thống xử lý nước thải không thay đổi, mặc dù đã được UBND tỉnh giao trách nhiệm cho UBND cấp huyện thực hiện.
Đối với chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp cơ bản được các cơ sở thu gom và hợp đồng với các doanh nghiệp có đủ điều kiện vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên, việc thu gom, xử lý chất thải rắn tại CCN vẫn còn một số hạn chế: Một số cơ sở có số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ít vẫn còn thu gom xử lý cùng chất thải sinh hoạt.
Tác giả: Việt Phương
Nguồn tin: Báo Nghệ An