Chia sẻ về thời bao cấp, nhà thơ Vũ Huy Tưởng (1948) ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, đó là thời kỳ khó khăn, vất vả nhưng đầy kỷ niệm. Kỷ niệm khiến ông ấn tượng nhất là về chuyện tình yêu...
Bị bạn gái từ chối vì bộ quần áo đi mượn
Nhà thơ hài hước kể, thời bao cấp, cuộc sống thiếu thốn, thanh niên nào có đôi dép nhựa Tiền phong và đi xe Mobylette nghiễm nhiên được các cô gái để ý hơn cả.
"Muốn có đồ đi hẹn hò bạn gái, nhiều người phải đi mượn từ cả tuần trước. Thậm chí có anh còn mang cả kẹo lạc, thuốc lá sang hối lộ để bạn cho mượn dép và xe", ông Tưởng nói.
Ngoài xe máy và dép nhựa, nhiều người cẩn thận còn đi mượn bạn này cái áo sơ mi trắng, mượn bạn kia cái quần, mặc đi chơi cho tươm tất, như vậy mới gây ấn tượng với đối phương.
Cũng vì đi mượn đồ, mà nhiều người gặp phải "tai nạn" như trường hợp của bạn ở cùng phòng kí túc xá với ông.
Nhà thơ Vũ Huy Tưởng kể: "Cậu bạn tôi để ý một cô bên trường Sư phạm, hẹn nàng mấy tháng trời, nàng mới đồng ý mời đến nhà chơi. Cậu ta đi mượn khắp kí túc xá được bộ cánh đi hẹn hò, còn mượn được chiếc xe máy nổ phành phạch".
Đến nhà bạn gái, bố mẹ bạn gái thấy dáng vẻ anh chàng lịch sự nên rất hài lòng, tạo điều kiện cho đôi bạn trẻ ngồi nói chuyện riêng. Không ngờ, mấy hôm sau người bạn này buồn bã gặp ông Tưởng tâm sự bị ý trung nhân phũ phàng từ chối hẹn hò.
Ông Tưởng hỏi ra mới vỡ lẽ, cô gái phát hiện quần áo, xe cộ của bạn ông đều là đồ đi mượn. Cô cho rằng bạn trai có tính sĩ diện, không thành thật nên cương quyết từ chối tình cảm.
Thiên tình sử xuất phát từ… hai viên gạch
Nhà thơ kể tiếp, thời bao cấp, nhà vệ sinh được ví như một địa điểm đầy ám ảnh. Cả dãy nhà mới có một khu vệ sinh chừng 10 ô, "nội thất" chỉ là 2 viên gạch đặt chụm đầu nhau.
Mỗi ngày trước cửa nhà vệ sinh công cộng luôn có cả hàng dài chờ đợi. Và ở nơi đầy “ám ảnh” này, có một thiên tình sử nổi tiếng, vẫn được ông Tưởng và mọi người kể lại mỗi lần gặp nhau như một kỉ niệm đẹp của thời tuổi trẻ.
Đó là câu chuyện của một người làm ở xí nghiệp bên cạnh. Người này và vợ nên duyên chính là nhờ lần xếp hàng chung.
Lần đó, chàng trai xếp hàng gần đến lượt vào rồi thì thấy một cô gái chạy đến ôm bụng, mặt nhăn nhó xếp cuối cùng. Chàng trai thấy thương cảm, chạy ra đổi chỗ cho cô gái. Sau lần đó hai anh chị về gặp gỡ, làm quen rồi yêu nhau.
Ngày tổ chức đám cưới, trên phông cưới hai vợ chồng dùng hai hòn gạch thay cho đôi chim bồ câu treo lên phông cưới để đánh dấu mốc son kỉ niệm tình yêu.
Nhiều cụ già tham dự lễ cưới ngày hôm đó thấy hai viên gạch thì gật gù khen ngợi, bảo hai vợ chồng trang trí như vậy chắc có ý nghĩa là xây dựng nền móng tương lai đầu tiên cho gia đình mới.
Ai cũng nức nở khen gợi ý tưởng độc đáo này. Còn đám bạn làm cùng thì được dịp cười lăn, cười bò ở đám cưới...
Bị bạn gái từ chối vì bộ quần áo đi mượn
Nhà thơ hài hước kể, thời bao cấp, cuộc sống thiếu thốn, thanh niên nào có đôi dép nhựa Tiền phong và đi xe Mobylette nghiễm nhiên được các cô gái để ý hơn cả.
"Muốn có đồ đi hẹn hò bạn gái, nhiều người phải đi mượn từ cả tuần trước. Thậm chí có anh còn mang cả kẹo lạc, thuốc lá sang hối lộ để bạn cho mượn dép và xe", ông Tưởng nói.
Ngoài xe máy và dép nhựa, nhiều người cẩn thận còn đi mượn bạn này cái áo sơ mi trắng, mượn bạn kia cái quần, mặc đi chơi cho tươm tất, như vậy mới gây ấn tượng với đối phương.
Cũng vì đi mượn đồ, mà nhiều người gặp phải "tai nạn" như trường hợp của bạn ở cùng phòng kí túc xá với ông.
Nhà thơ Vũ Huy Tưởng kể: "Cậu bạn tôi để ý một cô bên trường Sư phạm, hẹn nàng mấy tháng trời, nàng mới đồng ý mời đến nhà chơi. Cậu ta đi mượn khắp kí túc xá được bộ cánh đi hẹn hò, còn mượn được chiếc xe máy nổ phành phạch".
Đến nhà bạn gái, bố mẹ bạn gái thấy dáng vẻ anh chàng lịch sự nên rất hài lòng, tạo điều kiện cho đôi bạn trẻ ngồi nói chuyện riêng. Không ngờ, mấy hôm sau người bạn này buồn bã gặp ông Tưởng tâm sự bị ý trung nhân phũ phàng từ chối hẹn hò.
Ông Tưởng hỏi ra mới vỡ lẽ, cô gái phát hiện quần áo, xe cộ của bạn ông đều là đồ đi mượn. Cô cho rằng bạn trai có tính sĩ diện, không thành thật nên cương quyết từ chối tình cảm.
Thiên tình sử xuất phát từ… hai viên gạch
Nhà thơ kể tiếp, thời bao cấp, nhà vệ sinh được ví như một địa điểm đầy ám ảnh. Cả dãy nhà mới có một khu vệ sinh chừng 10 ô, "nội thất" chỉ là 2 viên gạch đặt chụm đầu nhau.
Mỗi ngày trước cửa nhà vệ sinh công cộng luôn có cả hàng dài chờ đợi. Và ở nơi đầy “ám ảnh” này, có một thiên tình sử nổi tiếng, vẫn được ông Tưởng và mọi người kể lại mỗi lần gặp nhau như một kỉ niệm đẹp của thời tuổi trẻ.
Đó là câu chuyện của một người làm ở xí nghiệp bên cạnh. Người này và vợ nên duyên chính là nhờ lần xếp hàng chung.
Lần đó, chàng trai xếp hàng gần đến lượt vào rồi thì thấy một cô gái chạy đến ôm bụng, mặt nhăn nhó xếp cuối cùng. Chàng trai thấy thương cảm, chạy ra đổi chỗ cho cô gái. Sau lần đó hai anh chị về gặp gỡ, làm quen rồi yêu nhau.
Ngày tổ chức đám cưới, trên phông cưới hai vợ chồng dùng hai hòn gạch thay cho đôi chim bồ câu treo lên phông cưới để đánh dấu mốc son kỉ niệm tình yêu.
Nhiều cụ già tham dự lễ cưới ngày hôm đó thấy hai viên gạch thì gật gù khen ngợi, bảo hai vợ chồng trang trí như vậy chắc có ý nghĩa là xây dựng nền móng tương lai đầu tiên cho gia đình mới.
Ai cũng nức nở khen gợi ý tưởng độc đáo này. Còn đám bạn làm cùng thì được dịp cười lăn, cười bò ở đám cưới...
Nguyễn Huy Tưởng được biết đến là cây bút chuyên viết các tác phẩm hài hước, châm biếm sâu sắc như: Tuyển công chức; Không cho phí nó thoát... đăng trên báo Làng Cười. Ông cũng là tác giả của một số tập thơ hài. Sau khi đi bộ đội, năm 1974 ông thi đỗ Đại học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp đại học ông về công tác tại nhà máy Quốc phòng Z111 (Yên Bái). Về Hà Nội, ông công tác tại Tổng cục công nghiệp Quốc phòng. |
Tác giả bài viết: Diệu Bình - Minh Anh
Nguồn tin: