Thói quen đi ăn cỗ lấy phần thường thấy ở nhiều nơi. (Ảnh minh họa: Beatvn) |
Báo Vietnamnet đưa tin về câu chuyện 1 người mẹ mỗi lần đi ăn cỗ thường xuyên gói ghém phần ăn ngon nhất đem về cho con, cho chồng. Đây đáng nhẽ là phần của mẹ được ăn tại mâm cỗ nhưng mẹ lại không dám ăn. Bà chỉ ăn miếng rau, chút canh để no bụng còn giò, chả, thịt gà liền bỏ vào túi nilon rồi mang về nhà.
Nhiều người luôn gói ghém đồ ăn mang về sau mỗi lần đi ăn cỗ. (Ảnh minh họa: Báo Lao động) |
Cứ như thế, suốt nhiều năm nay, bà mẹ luôn mang phần về vì muốn con trai và chồng có miếng ngon để ăn. Hồi bé, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc mỗi khi mẹ đi ăn cỗ về có quà. Mỗi lần nghe tin trong làng có cỗ, con trai đều mong mẹ sẽ đi vì mẹ lúc nào cũng cầm theo chiếc nón để đựng đồ ăn, có hôm là miếng thịt gà, vài con tôm, miếng giò, nắm xôi, có hôm là thịt lợn, bánh chưng, chả quế…
Thế nhưng, càng lớn kinh tế gia đình càng khấm khá hơn. Bữa cơm trong nhà lúc nào cũng có đồ ăn ngon, chỉ cần con trai nói thèm một món gì đó, lập tức bữa cơm sau con sẽ thấy nó trên mâm. Chính vì thế, những món thường thấy trong các bữa cỗ ở quê bây giờ cậu con trai không còn thích, háo hức hay không còn mong mẹ đi ăn cỗ lấy phần như xưa nữa.
Với các bà mẹ, lấy phần những món ăn ngon về cho con là niềm hạnh phúc. (Ảnh minh họa: Beatvn) |
Chính vì thói quen lâu năm của mẹ khiến cậu con trai khó chịu ra mặt. Khi thấy mẹ xách túi đồ ăn thức uống thu hoạch được sau bữa cỗ, con trai còn cảm thấy xấu hổ vì bị bạn bè trêu chọc là ham ăn: "Đã nhiều lần, con nhắc mẹ đừng lấy phần. Con nhắc mẹ khi đi ăn cỗ, hãy cứ ăn uống thật thoải mái, đừng nghĩ đến chồng, con ở nhà. Vì bây giờ, con không cần những miếng ăn đó. Thậm chí, đi trên đường, thấy mẹ xách túi đồ ăn thức uống thu hoạch được sau bữa cỗ, con còn thấy xấu hổ."
Trong một lần tình cờ thấy người trong làng đăng hình mẹ đang lấy đồ từ mâm đàn ông rồi bỏ túi nilon mang về. Cậu con trai đã rất tức giận và có hành động vứt đi túi thịt mà mẹ cầm về sau bữa cỗ. Vẫn biết hành động đó là không đúng, khiến mẹ giận và buồn nhưng cậu con trai chỉ mong muốn mẹ đừng lấy phần nữa. Gia đình cũng không còn thiếu thốn nên khi đến đám cỗ, “xin mẹ hãy ăn uống thật thoải mái, đừng cố lấy phần về cho con”.
Khi mâm cỗ nhiều món không thể ăn hết, người ta thường lấy phần. (Ảnh minh họa: Afamily) |
Sau khi được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, câu chuyện đã thu hút nhiều lượt tương tác và hàng nghìn bình luận. Một bên thì cho rằng, đây là thói quen không nên giữ. Bên cạnh những cá nhân đến bữa tiệc không ăn mà chỉ muốn lấy phần còn có những người không mang phần về nhà, họ sẽ ngại ngùng, không dám ăn.
Tuy nhiên, bên còn lại cho rằng đó chẳng phải phong tục lạc hậu gì cả, mà còn là một thói quen tốt. Bởi nó giúp cho gia chủ không bị lãng phí. Sau bữa tiệc, nếu như không mang phần về, thức ăn sẽ phải đem bỏ rất phí phạm.
Mỗi người sẽ có 1 quan điểm khác nhau về chuyện lấy phần. (Ảnh minh họa: Vietnamnet) |
Trước đó, bức ảnh chụp những con tôm được gói gọn trong túi nilon, buộc sau thắt lưng quần của một người đàn ông đang ngồi bên mâm cỗ cũng khiến dân tình xôn xao bình luận. Kèm theo hình ảnh là dòng chia sẻ: “Dành những điều tốt đẹp nhất cho con - hôm nay chủ nhà chu đáo, đưa cả túi cho khách lấy phần. Biết con thích ăn tôm mà”.
Bài viết thu hút sự quan tâm từ dân tình. (Ảnh: Beatvn) |
Ban đầu khi trông thấy cả một túi tôm lấy phần buộc sau thắt lưng quần của người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, ai cũng cười ngặt nghẽo vì hài hước. Chưa ăn cỗ xong xuôi đã vội gói mang về. Thế nhưng, nhiều người cho rằng người đàn ông gói những con tôm ngon để dành mang về cho con ở nhà. Đây là phần tôm của cha, đáng lẽ được ăn tại mâm cỗ nhưng vì nghĩ đến con thích món này nên đã có hành động “lấy phần” về như vậy.
Có gì ngon, cha mẹ sẽ nghĩ đến các con đầu tiên. (Ảnh: Beatvn) |
Hình ảnh một người cha gói con tôm trong tờ giấy mang về cho con. (Ảnh: Beatvn) |
Việc đi ăn cỗ rồi lấy phần mang về không phải chuyện hiếm. Mỗi người sẽ có 1 quan điểm khác về vấn đề này. Còn bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện trên, hãy chia sẻ ngay nhé!
Tác giả: NGUYỄN LÊ
Nguồn tin: yan.thethaovanhoa.vn