Giáo dục

Mất tiền du học, về nước lao đao vì không được công nhận văn bằng

Bỏ ra hàng tỉ đồng du học, nhận lại văn bằng quốc tế không được Việt Nam công nhận; người được nhà nước cử đi học, nhưng khi về nước cũng gặp khó khăn trong việc làm thủ tục để được công nhận văn bằng…

Đây là những thực tế được các khách mời chỉ ra tại buổi giao lưu trực tuyến "Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam" tổ chức vào chiều 25.1

“Mất ăn mất ngủ” chỉ vì tấm bằng

Thời gian qua, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin về việc nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM bị miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng vì bằng tiến sĩ của ông không được công nhận trong nước. Sau đó, vị này khiếu nại lên Bộ GDĐT cho rằng việc không công nhận văn bằng tiến sĩ của ông là không có cơ sở pháp luật.

Cùng với đó, nhiều gia đình có con đi du học ở nước ngoài về, hoặc những người từng đi du học, nhưng khi về nước gặp khó khăn trong việc công nhận văn bằng. Vì lúc đó mới biết trường mình học ở nước ngoài chưa được kiểm định, chưa đủ điều kiện để được công nhận văn bằng tại Việt Nam.

Tham gia buổi giao lưu, một số chuyên gia đã dẫn ra vụ việc trên để nhấn mạnh rằng việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp tại Việt Nam hiện nay còn gây nhiều tranh cãi.

Ông Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KHCN - cho biết, rất nhiều bạn bè của ông đi du học tại Liên Xô cũ theo diện được bộ, ngành cử đi học. Đây đều là những người ưu tú, nhưng khi về nước chưa được công nhận văn bằng.

Muốn được công nhận thì phải làm thủ tục nộp lên Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GDĐT), rồi phải xin xác nhận của cơ sở giáo dục, Đại sứ quán… Nhiều người do không giữ được các giấy tờ lúc được cử đi học nên không được công nhận.

Còn theo TS Lê Viết Khuyến (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT), việc công nhận bằng cấp hiện nay đáng ra phải thuộc về cơ quan tuyển dụng thì hiện nay lại “nằm trong tay Bộ GDĐT”, nên mới xảy ra những việc tréo ngoe như vậy.

Ông cho rằng, Bộ không nên ôm đồm nhiều quá, vô tình tạo ra cơ chế “xin-cho” đối với người học. Muốn đi du học cứ đi, nhưng khi về nước muốn được công nhận văn bằng thì phải có đơn xin. Điều này không tốt cho việc thu hút du học sinh về nước cống hiến.

Có phải “giấy phép con”?

Trước những ý kiến của các chuyên gia về bất cập trong công tác công nhận văn bằng, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GDĐT) cho biết, việc Bộ thực hiện công nhận văn bằng là theo Quyết định số 77/2007 về Quy định trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Ông dẫn chứng, các nước trên thế giới cũng có hoạt động công nhận văn bằng đào tạo của các cơ sở ở nước ngoài. Thủ tục này là kênh để xác định văn bằng kém chất lượng, văn bằng giả... Thực tế trong 10 năm thực hiện theo quyết định này, Bộ GDĐT đã phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện ra nhiều bằng giả.

“Tôi khẳng định đây không phải giấy phép con và Bộ GDĐT chưa có một văn bản nào yêu cầu người học phải công nhận văn bằng. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu cá nhân. Khi một tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu chúng tôi công nhận thì Bộ sẽ thực hiện quy trình công nhận”- ông Trinh giải thích.

Cũng theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, thời gian qua, do thiếu thông tin, không ít gia đình đã đưa con em mình đi du học ở các trường chất lượng không đảm bảo. Hệ lụy là không chỉ bị mất tiền, mà khi về Việt Nam bằng cấp đó không được công nhận trong nước.

Vì thế, ông Mai Văn Trinh đưa ra khuyến cáo, trước khi có nguyện vọng đi du học, người dân nên lên website của trung tâm công nhận văn bằng của Bộ GDĐT, để biết danh sách các trường đã được kiểm định, được công nhận ở nước sở tại, cũng như ở Việt Nam.

Đây là những thực tế được các khách mời chỉ ra tại buổi giao lưu trực tuyến "Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam" tổ chức vào chiều 25.1

“Mất ăn mất ngủ” chỉ vì tấm bằng

Thời gian qua, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin về việc nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM bị miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng vì bằng tiến sĩ của ông không được công nhận trong nước. Sau đó, vị này khiếu nại lên Bộ GDĐT cho rằng việc không công nhận văn bằng tiến sĩ của ông là không có cơ sở pháp luật.

Cùng với đó, nhiều gia đình có con đi du học ở nước ngoài về, hoặc những người từng đi du học, nhưng khi về nước gặp khó khăn trong việc công nhận văn bằng. Vì lúc đó mới biết trường mình học ở nước ngoài chưa được kiểm định, chưa đủ điều kiện để được công nhận văn bằng tại Việt Nam.

Tham gia buổi giao lưu, một số chuyên gia đã dẫn ra vụ việc trên để nhấn mạnh rằng việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp tại Việt Nam hiện nay còn gây nhiều tranh cãi.

Ông Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KHCN

Ông Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KHCN - cho biết, rất nhiều bạn bè của ông đi du học tại Liên Xô cũ theo diện được bộ, ngành cử đi học. Đây đều là những người ưu tú, nhưng khi về nước chưa được công nhận văn bằng.

Muốn được công nhận thì phải làm thủ tục nộp lên Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GDĐT), rồi phải xin xác nhận của cơ sở giáo dục, Đại sứ quán… Nhiều người do không giữ được các giấy tờ lúc được cử đi học nên không được công nhận.

Còn theo TS Lê Viết Khuyến (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT), việc công nhận bằng cấp hiện nay đáng ra phải thuộc về cơ quan tuyển dụng thì hiện nay lại “nằm trong tay Bộ GDĐT”, nên mới xảy ra những việc tréo ngoe như vậy.

Ông cho rằng, Bộ không nên ôm đồm nhiều quá, vô tình tạo ra cơ chế “xin-cho” đối với người học. Muốn đi du học cứ đi, nhưng khi về nước muốn được công nhận văn bằng thì phải có đơn xin. Điều này không tốt cho việc thu hút du học sinh về nước cống hiến.

Có phải “giấy phép con”?

Trước những ý kiến của các chuyên gia về bất cập trong công tác công nhận văn bằng, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GDĐT) cho biết, việc Bộ thực hiện công nhận văn bằng là theo Quyết định số 77/2007 về Quy định trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng.

Ông dẫn chứng, các nước trên thế giới cũng có hoạt động công nhận văn bằng đào tạo của các cơ sở ở nước ngoài. Thủ tục này là kênh để xác định văn bằng kém chất lượng, văn bằng giả... Thực tế trong 10 năm thực hiện theo quyết định này, Bộ GDĐT đã phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện ra nhiều bằng giả.

“Tôi khẳng định đây không phải giấy phép con và Bộ GDĐT chưa có một văn bản nào yêu cầu người học phải công nhận văn bằng. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu cá nhân. Khi một tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu chúng tôi công nhận thì Bộ sẽ thực hiện quy trình công nhận”- ông Trinh giải thích.

Cũng theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, thời gian qua, do thiếu thông tin, không ít gia đình đã đưa con em mình đi du học ở các trường chất lượng không đảm bảo. Hệ lụy là không chỉ bị mất tiền, mà khi về Việt Nam bằng cấp đó không được công nhận trong nước.

Vì thế, ông Mai Văn Trinh đưa ra khuyến cáo, trước khi có nguyện vọng đi du học, người dân nên lên website của trung tâm công nhận văn bằng của Bộ GDĐT, để biết danh sách các trường đã được kiểm định, được công nhận ở nước sở tại, cũng như ở Việt Nam.

Nguồn tin: tapchigiaothong.vn

  Từ khóa: công việc ,du học ,học sinh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP