Kinh tế

Loại thuốc làm từ xác hài nhi: Bán khắp nơi, kinh hãi lan truyền

Cơ quan chức năng Nigeria đã ra lệnh điều tra khẩn cấp loại thuốc buôn lậu từ Trung Quốc có nguồn gốc từ các bộ phận người.

Theo kết quả điều tra của cơ quan tình báo nước này (NIA), loại thuốc dạng viên con nhộng của Trung Quốc chứa thành phần làm từ xác thai nhi. NIA trích dẫn thông tin từ Hải quan Hàn Quốc.

Ngày 30/9/2018, Cục hải quan Hàn Quốc đã xác nhận thu giữ 2.751 viên thuốc dạng nang của Trung Quốc, trong đó chứa thành phần từ bao thai, trẻ sơ sinh do một số người Trung Quốc mang vào nước này.

Những cuộc kiểm tra của giới chức Hàn Quốc cho thấy, các viên thuốc chứa 97-99% thành phần tương ứng với ADN của con người. Chúng cũng có hàm lượng cao vi khuẩn có hại. Khoa học chỉ ra, “thuốc thịt người” không chữa được bệnh mà nhiều khả năng còn gây ngộ độc cho người sử dụng.

Ảnh minh họa

Kể từ vụ buôn lậu “thuốc thịt người” bị vỡ lở hồi tháng 8/2011, hải quan Hàn Quốc đã ngăn chặn được 35 vụ buôn lậu thuốc làm từ thịt trẻ em tán bột có nguồn gốc từ Trung Quốc, tịch thu 17.451 viên được cất giấu trong hành lý của du khách hoặc chuyển qua đường bưu điện.

Hải quan Nigeria, Bưu chính Nigeria (NIPOST) cùng các dịch vụ thư tín khác cần tăng cường giám sát các bưu kiện chứa thuốc nhập khẩu vào Nigeria. Tình báo chính phủ Nigeria cũng nhấn mạnh việc sử dụng thành phần con người để làm thuốc cũng như tiêu thụ các loại thuốc này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. NIA kêu gọi các cơ quan liên quan cảnh báo đến người dân trước những loại dược phẩm tương tự.

Hạ viện Nigeria đã thông qua lệnh tiến hành ngay lập tức một cuộc điều tra cáo buộc các nhà sản xuất dược phẩm Trung Quốc có thể đang tuồn lậu thuốc chứa "thành phần từ người" vào nước này.

Tổng giám đốc NAFDAC, Giáo sư Christiana Moji Adeyeye cho hay, theo NIA, số lượng viên thuốc con nhộng là hàng trăm nghìn. Nhưng thông thường, chúng ta không sản xuất dược phẩm theo đơn vị trăm nghìn mà là hàng triệu, có nghĩa là con số ở đây tương đối nhỏ, có thể là thuốc đông y. Đây thường không phải là loại thuốc mà các nhà sản xuất lớn sẽ làm.

Bà đã liên hệ với các đối tác bên phía Trung Quốc và được biết đến loại thuốc là Placenta Hominis (nhau thai), cũng được sử dụng ở Đông Nam Á từ lâu.

Nigeria báo động, điều tra gấp tin hàng trăm nghìn viên thuốc Trung Quốc làm từ "thịt người"

Thị trường dược Trung Quốc với hơn 5.000 nhà sản xuất, trong đó có khoảng 500 nhà xuất khẩu. Nhiều nhà sản xuất nhỏ không đủ khả năng tuân thủ các quy định. Họ còn giảm giá để tăng tính cạnh tranh.

“Nếu đúng như vậy, thuốc có thể bị tạp nhiễm. Điều đầu tiên, nó có khả năng là y học cổ truyền. Thứ hai có thể đã bị pha trộn các thành phần, bên cạnh đó chúng ta chưa bao giờ chấp nhận những điều tương tự. Vì vậy, cần phải thận trọng. Về mặt văn hóa, chúng tôi không chấp nhận các loại thuốc chứa thành phần từ cơ thể người”, bà nói.

Năm 2011, nhà chức trách Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc điều tra vào hoạt động sản xuất thuốc từ bào thai chết. Kết quả điều tra hé lộ hàng ngàn viên thuốc dạng này bị phát hiện và tịch thu lần đầu ở Hàn Quốc vào năm 2012.

Dù Hàn Quốc cho rằng các viên thuốc được làm từ bào thai hoặc trẻ nhỏ đã chết, các chuyên gia cho rằng những trường hợp tương tự như vậy chưa từng có ở Trung Quốc và dường như là vô căn cứ.

Zhu Qingwen, một giáo sư của trường Y Trung Quốc thuộc đại học Trung Quốc, có khả năng các viên thuốc trên được làm từ nhau thai, vốn được coi là một loaị thuốc bổ giúp kích thích sinh tinh và lưu thông máu theo y cổ truyền của Trung Quốc.

Đây không phải lần đầu tiên các loại thuốc của Trung Quốc gây tranh cãi. Năm 2007, một người Panama đã phát hiện, kem đánh răng được bán được dán nhãn có chứa Diethylene glycol (DEG), thành phần tương tự có xi-rô ho nhiễm độc và giết 138 người Panama trong năm 2006. Các quan chức Panama phát hiện kem đánh răng đến từ Trung Quốc.

Bộ Y tế các nước Panama, Dominica, Costa Rica và Nicaragua đã đồng loạt tiến hành điều tra tại các thị trường nội địa việc kinh doanh và phân phối loại hai kem đánh răng sản xuất tại Trung Quốc.

Tác giả: Nam Hải

Nguồn tin: Báo VietNamNet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP