►Bài 2: Cần xem xét trách nhiệm trong vụ thu hồi đất của dân trái luật ở Nghệ An
►Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An có ra nghị quyết thu hồi đất trái luật?
Vừa qua, báo Người Đưa Tin đăng tải bài viết "Nghệ An: HĐND tỉnh bị phản ứng vì ra nghị quyết trái luật?". Nội dung bài viết phản ánh về việc ông Lê Minh Hồng, trú phường Lê Lợi, TP. Vinh khởi kiện UBND TP. Vinh về việc ra quyết định thu hồi đất trái quy định. Sau khi xem xét, Tòa án nhân dân TP. Vinh đã tuyên hủy quyết định của UBND TP. Vinh về việc thu hồi đất đối với ông Lê Minh Hồng, vì thực hiện không đúng quy định. Việc này đã được UBND TP Vinh thực thi sau đó. Tuy việc đúng sai đã được tòa án phân định, nhưng HĐND tỉnh Nghệ An lại "bác" đi bản án của tòa khi ra nghị quyết thu hồi đất của dân để thực hiện dự án trái quy định của Điều 62 Luật đất đai năm 2013.
Xung quanh nghị quyết của HĐND tỉnh Nghệ An về việc thu hồi đất trái quy định, sau khi đã có phán xét của tòa án, thể hiện ông Lê Minh Hồng là người thắng kiện, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật Everet (Đoàn luật sư Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề.
PV: Thưa ông, theo quy định của pháp luật hiện hành, HĐND cấp tỉnh được thu hồi đất trong những trường hợp nào?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật đất đai, những dự án như sau phải có sự chấp thuận của HĐND cấp tỉnh.
Theo đó, một là, dự án xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương.
Hai là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải.
Ba là dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
Bốn là dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Năm là,Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.
Tôi lưu ý, đây đều là những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
►Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An có ra nghị quyết thu hồi đất trái luật?
Vừa qua, báo Người Đưa Tin đăng tải bài viết "Nghệ An: HĐND tỉnh bị phản ứng vì ra nghị quyết trái luật?". Nội dung bài viết phản ánh về việc ông Lê Minh Hồng, trú phường Lê Lợi, TP. Vinh khởi kiện UBND TP. Vinh về việc ra quyết định thu hồi đất trái quy định. Sau khi xem xét, Tòa án nhân dân TP. Vinh đã tuyên hủy quyết định của UBND TP. Vinh về việc thu hồi đất đối với ông Lê Minh Hồng, vì thực hiện không đúng quy định. Việc này đã được UBND TP Vinh thực thi sau đó. Tuy việc đúng sai đã được tòa án phân định, nhưng HĐND tỉnh Nghệ An lại "bác" đi bản án của tòa khi ra nghị quyết thu hồi đất của dân để thực hiện dự án trái quy định của Điều 62 Luật đất đai năm 2013.
Xung quanh nghị quyết của HĐND tỉnh Nghệ An về việc thu hồi đất trái quy định, sau khi đã có phán xét của tòa án, thể hiện ông Lê Minh Hồng là người thắng kiện, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật Everet (Đoàn luật sư Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề.
PV: Thưa ông, theo quy định của pháp luật hiện hành, HĐND cấp tỉnh được thu hồi đất trong những trường hợp nào?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật đất đai, những dự án như sau phải có sự chấp thuận của HĐND cấp tỉnh.
Theo đó, một là, dự án xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương.
Hai là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải.
Ba là dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
Bốn là dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Năm là,Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.
Tôi lưu ý, đây đều là những trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Luật sư Phạm Ngọc Minh.
PV: Vậy việc HĐND tỉnh Nghệ An ra Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND thu hồi đất của dân để thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm thương mại văn phòng cho thuê căn hộ cao cấp (BMC – Vinh - Plaza) theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật đất đai là đúng hay trái luật?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Tôi được biết, trước đó TAND TP. Vinh đã có bản án số 02/2016/HC-ST ngày 28,29/06/2016.
Trong đó nhận định, dự án BMC – Vinh - Plaza không thuộc các trường hợp Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định tại Điều 62, Điều 63 của Luật Đất đai.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, cá nhân tôi cũng cho rằng, dự án BMC – Vinh - Plaza không nằm trong danh mục các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần thu hồi đất theo quy định tại khoản 3, Điều 62, Luật Đất đai năm 2013. Nói cách khác, Nghị quyết thu hồi đất trong trường hợp này là trái Hiến pháp, Luật Đất đai.
PV: Theo thẩm quyền cơ quan nào có trách nhiệm xem xét xử lý Nghị quyết thu hồi đất trái luật trên, thưa ông?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Căn cứ quy định Luật BHVBQPPL, trước hết trách nhiệm của HĐND là tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì HĐND có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản (Điều 167).
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. HĐND làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
HĐND có ban pháp chế và các Ban chuyên trách khác, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND.
Theo tôi trường hợp này, căn cứ vào quy định của Luật BHVBQPPL, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thì trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân trong vụ việc này cần phải xem xét rất rõ ràng.
Còn việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật thế nào cần căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.
PV: Việc HĐND tỉnh Nghệ An ra Nghị quyết để các cơ quan khác lấy đó làm căn cứ tiến hành thu hồi đất trái luật thì người dân phải làm gì thưa ông?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Căn cứ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (BHVBQPPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành, công dân cho rằng mình bị thu hồi đất trái pháp luật bằng một Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thì có thể gửi kiến nghị kiểm tra tới HĐND cấp tỉnh - cơ quan đã ban hành Nghị quyết.
Công dân có thể gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp (mà trực tiếp là Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật), yêu cầu kiểm tra các dấu hiệu sai phạm của văn bản này.
Khi có kết luận Nghị quyết trái với Hiến pháp, luật, Bộ tư pháp căn cứ quy định tại Điều 165, Điều 166 Luật BHVBQPPL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Tiếp theo, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ Nghị quyết.
Thua kiện, UBND TP.Vinh phải huy bỏ quyết định thu hồi đất trái luật.
PV: Thưa luật sư, trong vụ việc này, TAND TP Vinh (Nghệ An) đã có bản án buộc UBND TP Vinh huỷ quyết định thu hồi đất khi thực hiện không đúng quy định và việc này đã được cơ quan này thực thi. Vậy nhưng sau đó, HĐND tỉnh Nghệ An đã “bác” đi bản án khi ra Nghị quyết thu hồi đất của dân. Từ thực đó, UBND TP Vinh lại phải ra thông báo thu hồi đất của dân khi mà vừa thua kiện để thực hiện dự án BMC - Vinh - Plaza (đợt 2). Xin luật sư cho biết quan điểm về vấn đề này?
Luật sư Phạm Ngọc Minh: Cách đó không lâu, chính UBND TP Vinh đã thua kiện công dân và phải “trả giá” bằng việc ra các văn bản hủy bỏ những quyết định thu hồi đất trái luật đối với hộ ông Lê Văn Hồng. Thế nhưng, phán quyết của Tòa án lại bị coi như chưa từng tồn tại.
Tác giả bài viết: Nhóm PV
Nguồn tin: