Tại một xóm nghèo của tỉnh Bình Dương, nhiều người lao động đã lựa chọn việc mưu sinh bằng nghề nhặt mảnh thủy tinh vỡ để bán lại cho các xưởng gia công thủy tinh.
|
Sở dĩ lại có công việc kỳ lạ này, đó là bởi lượng thủy tinh thải ra môi trường mỗi ngày vô cùng nhiều. Chủ yếu lượng thủy tinh đến từ các công trình xây dựng phải đập bỏ, vỏ chai lọ đã vỡ, thủy tinh từ các mảnh kính thừa tới từ các xưởng làm khung nhôm kính,...
|
Những người làm công việc nhặt nhạnh này hàng ngày đều phải đảm đương các việc như đập vỡ các mảnh thủy tinh lớn, cắt thủy tinh, lau chùi, gom chúng lại và đựng trong các bao tải.
|
Do các mảnh thủy tinh vỡ vô cùng sắc bén, thế nên rất nhiều người đã từng bị thủy tinh cắt vào tay gây chảy máu. Chính vì sự nguy hiểm của công việc này cho nên tất cả những người lao động đều phải đeo găng tay dày dặn, mặc quần áo kín để tránh bị thủy tinh cắt phải khi làm việc.
|
Với mỗi kg thủy tinh vụn đã được đập vỡ, người lao động chỉ có thể kiếm được từ 500 - 1.000 VND mà thôi. Nếu như các mảnh kính được xử lý sạch sẽ, cắt vuông vắn thì mức thu nhập có thể sẽ cao hơn đôi chút.
|
Mặc dù thu nhập không cao, tuy nhiên vì miếng cơm manh áo cho nên nhiều bà con sống trong một xóm trọ ở tỉnh Bình Dương vẫn làm công việc này để mong sao kiếm về được 100.000 đồng/ngày.
|
Sau khi các mảnh kính, thủy tinh được xử lý và cho vào đóng trong các bao tải, chúng sẽ được bán lại cho các xe thu mua đến từ Sài Gòn, để họ vận chuyển đến các xưởng chuyên sản xuất, gia công đồ thủy tinh.
|
Công việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, do đó người lao động cần phải được trang bị kỹ lưỡng trước khi làm việc. Mặc dù vậy, đây vẫn là một công việc khá thú vị, không thua kém gì so với nghề nhặt phế liệu, góp phần làm sạch rác thải thủy tinh bị thải ra môi trường.
Tác giả: LONG NGUYỄN
Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn