Tình cờ trở thành ứng cử viên
Nhiều giả thuyết cổ vũ cho ý kiến rằng, Trump chỉ tranh cử Tổng thống Mỹ để khuếch trương bản thân - để "bòn" thêm tiền từ chương trình The Apprentice của Đài NBC chứ ông không hề có ý định muốn chiến thắng.
Donald Trump. (Ảnh: AP)
"Sự thật" này mới đây đã được cổ súy bởi nhà làm phim Mỹ Michael Moore. Ông cho biết đã được một nguồn tin "rỉ tai" rằng tỷ phú Trump coi việc ra tranh cử là một mưu mẹo thương lượng cho công việc truyền hình của mình.
Dùng những ngôn từ gây sốc nhưng vẫn giành đề cử của Đảng Cộng hòa, Trump không muốn trở thành một phiên bản mà khiến ông đủ khả năng làm "tổng thống" để hoàn tất chặng đua cuối. Thay vào đó, ông vẫn dùng cách nói và ngôn từ gây phẫn nộ như ở vòng sơ bộ.
Trước việc bị bỏ lại đằng sau ở các cuộc thăm dò dư luận, Trump đã tính đến giải pháp "giữ thể diện" của bản thân nếu thất cử là đưa ra cáo buộc "hệ thống bị gian lận".
Trục xoay của Trump
Ngay khi nhận ra chiến lược ở vòng sơ bộ không hiệu quả trong chặng đua cuối, Trump đã viện đến kế hoạch B.
Roger Ailes từng làm việc cho Fox News và Steve Bannon, bộ não đứng sau hãng tin Breitbart, đều đảm bảo rằng Trump không nhất thiết phải bám lấy tâm điểm. Vì nếu ông thua, họ có thể cùng nhau mở một hãng tin tức truyền hình.
Vì tính công kích của chiến dịch tranh cử đã gây tổn hại nhiều cho công việc truyền hình trước kia của Trump nên sự hợp tác mới sẽ là một phao cứu sinh về tài chính.
Một đế chế truyền thông ít tốn kém
Một số người cho rằng, kế hoạch B của Trump thực chất vẫn là kế hoạch A.
Logic sẽ là, do bất bình với NBC, Trump quyết định chạy đua giành chức Tổng thống Mỹ. Việc này sẽ mang lại cho Trump một lượng khán giả rất lớn cùng vô số mối quan hệ với các nhà đầu tư tiềm năng cần thiết để thiết lập mang lưới tin tức của riêng mình.
Và vì ông thực ra không muốn vào Nhà Trắng nên Trump sẽ tự làm cho mình thất cử. Bằng cách này, thương hiệu Trump lại nổi như cồn.
Tác giả bài viết: Thanh Hảo