Pháp luật

Ép cô gái lên xe để 'cướp vợ': Kẻ xấu sẽ lợi dụng để bắt cóc phụ nữ, trẻ em

PGS.TS Phạm Thị Minh Thái cho hay, tập tục cướp vợ nếu bị kẻ xấu lợi dụng sẽ là cơ hội cho những người xấu thực hiện hành vi bắt người, bắt cóc phụ nữ, trẻ em.

>>Thiếu nữ bị bắt làm vợ: Phân trần đôi mắt đã ưng
>> Hé lộ nguyên nhân cô gái bị bắt ép về làm vợ giữa đường ở Nghệ An

PGS.TS Phạm Thị Phương Thái - Phó hiệu trưởng trường Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên; Tác giả chủ biên cuốn sách "Sắc diện văn hóa dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc” đã có những chia sẻ với độc giả VTC News về sự việc một cô gái bị bắt ép về làm vợ ở Nghệ An gây xôn xao dư luận.

hai thanh nien ep co gai len xe may de cuop vo tap tuc dang lam mat quyen binh dang cua phu nu 205800 0735

- Mới đây, mạng xã hội có đăng tải video hai thanh niên ở Nghệ An ép một cô gái lên xe máy. Mặc dù cô gái này la hét, kêu cứu, thậm chí là liều mạng nhảy từ xe máy xuống để trốn nhưng hai thanh niên này vẫn ép cô gái đi vì đang thực hiện tục cướp vợ. Bà đánh giá thế nào về việc này?

Rõ ràng, nếu nhìn ở góc độ bình đẳng hôn nhân thì hành vi của hai chàng trai là vi phạm pháp luật và cô gái phải được bảo vệ. Tuy nhiên, đối với người dân tộc thiểu số thì tập tục nó còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với luật pháp.

Vấn đề là do trình độ và nhận thức chứ không phải hình thức xử phạt ra sao. Qua vụ việc này, cũng không phủ nhận rằng, tập tục đang làm mất quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội.

- Phong tục cướp vợ xưa và nay ở một số đồng bào dân tộc thiểu số có gì khác biệt hay không?

Tục cướp vợ có nơi gọi là kéo vợ. Đến bây giờ, tục lệ này đã phai bớt và không giống như xưa. Bây giờ, nhiều nơi, người ta thực hiện hành động cướp vợ, kéo vợ nó như một sự thỏa thuận.

Tức là, các bạn thanh niên nam nữ thích nhau rồi thỏa thuận giữa hai bên mới thực hiện tục cướp vợ. Gần như những người không quen biết nhau họ sẽ không dám thực hiện hành vi đó.

- Vậy sự khác biệt này đang diễn biến theo chiều hướng tốt hơn?

Trong văn hóa và xã hội, theo quy luật đào thải của tự nhiên sẽ dần loại bỏ những vấn đề gây trở ngại cho sự phát triển văn minh của loài người. Nếu chúng ta nhìn dưới góc độ bình đẳng giới, về mặt hôn nhân gia đình theo kiểu hiện đại thì rõ ràng tục lệ bắt vợ là không phù hợp.

Việc yêu nhau, lấy nhau là phải nhận được sự đồng ý của hai bên. Tuy nhiên, có một số nơi bây giờ người ta vẫn giữ tục lệ đó, việc đi bắt vợ cũng vẫn xảy ra trong khi cô gái không đồng tình và phán đối rất kịch liệt là đáng lên án.

Video: Hai thanh niên ép cô gái lên xe máy để cướp vợ ở Nghệ An

XEM CLIP:



Xã hội có những việc bắt người, bắt cóc phụ nữ, trẻ em... thì biết đâu đây cũng là cơ hội tốt để cho những người xấu người ta thực hiện hành vi ấy. Nếu cướp vợ mà ở những chỗ đông người, có khu dân cư sinh sống thì còn có sự can thiệp của cộng đồng, nhưng nếu diễn ra ở một bản xa xôi nào đó thì rất khó có thể bảo vệ cô gái.

Nếu người phụ nữ không có hạnh phúc, họ rất dễ tìm đến tiêu cực như ăn lá ngón. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thiết về hệ lụy bởi tập tục cướp vợ ấy không phải người ở một cái làng xa mà những kẻ lạ mặt tới cướp bắt được. Ít nhất cũng phải là người quen biết, trong làng hoặc đã biết mặt nhau trước đó.

trom vo iopt 2051
Cướp vợ ở Nghệ An (Ảnh cắt từ clip)

- Vậy cần duy trì hay loại bỏ, hay cần nhìn nhận lại tập tục cướp vợ một cách đúng đắn hơn?

Nhìn nhận về hạnh phúc của con người thì đúng hôn nhân phải là sự tự nguyện. Bất kể một dân tộc nào, một quốc gia nào cũng công nhận điều này. Nếu có sự thỏa thuận và "ưng cái bụng" rồi thì sẽ dễ sống hơn hai kẻ xa lạ.

Lên án những phong tục tập quán có ngọn nguồn đã khó, để thay đổi một phong tục còn khó hơn, kể cả cưỡng chế. Nếu không xuất phát từ nhu cầu tự thân họ muốn thay đổi thì việc thay đổi là rất khó khăn.

- Từ góc độ là người nghiên cứu về văn hóa dân tộc, bà có đóng góp gì để đồng bào dân tộc thiểu số tuân thủ pháp luật, biết tôn trọng quyền bình đẳng hôn nhân của mỗi con người trong xã hội?

Việc tuyên truyền pháp luật cho bà con là điều cần phải làm, và làm một cách bền vững. Đối với bà con, tuyên truyền theo kiểu câu chữ, văn bản, pano, áp phích thường không hiệu quả.

Vì vậy, cần tìm hình thức tuyên truyền phù hợp với văn hóa, trình độ nhận thức, gắn liền với tư duy, nếp cảm, nếp nghĩ của bà con. Nếu họ hiểu được rằng làm như vậy là vi phạm pháp luật thì sẽ hiểu được tục lệ cướp vợ, cướp hôn gây thiệt thòi cho người phụ nữ.

Để xây dựng một xã hội bình đẳng cần có sự quan tâm của xã hội và cộng đồng. Người dân khi chứng kiến sự việc cần can thiệp để giúp đỡ cô gái. Trên thực tế, sinh viên của trường Đại học khoa học Thái Nguyên có những đợt đi thực tế 5, 7 ngày ở vùng sâu vùng xa. Ngoài công tác nghiên cứu văn hóa còn tuyên truyền, vận động người dân ý thức về những mặt trái của tập tục văn hóa.

Việc tuyên truyền cần mang tính chia sẻ, có thể chỉ là một câu chuyện vui để kể cho bà con nghe, tránh giáo điều, khuôn phép, phô phang ... để tiếp cận dần dần theo kiểu mưa dần thấm lâu. Những người làm văn hóa cũng nên lồng những chương trình như thế, bằng nhiều cách nhưng quan trọng nhất vẫn là phải thực sự phù hợp với trình độ nhận thức của người dân.

- Xin cảm ơn bà!

Tác giả bài viết: Kim Thược

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP