Trong đó, Như và Tuấn bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 10 bị can bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo nội dung vụ án, từ tháng 5-2011 đến tháng 9-2011, Như là quyền trưởng PGĐ Điện Biên Phủ VietinBank TP.HCM. Như đã huy động tiền gởi của 5 công ty với thỏa thuận các công ty này được hưởng lãi suất cao vượt trần trái quy định của nhà nước. Huyền Như đã cam kết ngoài trả lãi suất theo quy định 14%/năm còn trả thêm phí cho người môi giới, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng. Thực tế khoảng chênh lệch này Như lấy tiền cá nhân để chi trả.
Khi các công ty này chuyển tiền vào VietinBank, Như đã lập khống chứng từ, giả chữ ký của chủ tài khoản, lợi dụng chức vụ được giao để chuyển tiền mà các công ty vừa chuyển vào để trả nợ cá nhân. Tổng số tiền mà 5 công ty chuyển vào là 1085 tỉ đồng.
Là đồng phạm của Như, Võ Anh Tuấn đã cùng như bay ra Hà Nội gặp đại diện Công ty Hưng Yên để cùng như huy động tiền từ công ty này. Tuân lấy danh nghĩa cán bộ VietinBank CN Nhà Bè do Tuấn làm phó giám đốc để huy động vốn của công ty này. Tuấn đã giúp sức cho. Như lừa Công ty Hưng Yên số tiền 200 tỉ đồng và Tuấn được chia 10 tỷ.
Quá trình điều tra, các cơ quan tố tụng kết luận không đủ căn cứ xử lý tội danh tham ô tài sản như bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TP.HCM nhận định. Sau khi nhận được cáo trạng của VKSND Tối cao, TAND TP.HCM nghiên cứu hồ sơ và không đồng tình nhiều quan điểm nên đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra lại.
Trước đó, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm giai đoạn 1 đã bác đơn kháng cáo, tuyên y án chung thân đối với Huỳnh Thị Huyền Như; Võ Anh Tuấn 20 năm; Huỳnh Mỹ Hạnh (chị gái Như) và Trần Thị Tố Quyên (nhân viên dưới quyền của Như) cùng chịu mức án 14 năm tù; Phạm Thị Tuyết Anh 15 năm tù… và HĐXX kiến nghị khởi tố thêm một số bị can.
Tác giả bài viết: Kim Phát
Nguồn tin: