Sáng 5/6, Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo, giáo viên THPT Giao Thủy (Nam Định) cho rằng, trong khi xã hội đang lo lắng về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì 1/5 dân số là học sinh đang đối mặt với thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc ngay tại cổng trường.
Bà Thảo dẫn báo cáo giám sát cho hay, trong 9 tháng đầu năm 2016, lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm tấn phụ gia, thực phẩm của Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc nhập lậu vào Việt Nam. Trong khi đó, với trẻ em, tâm lý thích đồ ăn mới lạ, đẹp mắt nên quà vặt thành món ăn phổ biến sau giờ tan trường.
"Ở lứa tuổi học sinh, các em không quan tâm đến nhãn mác, xuất xứ của đồ ăn vặt, mà chỉ cần ngon miệng, rẻ, hợp túi tiền. Có cầu sẽ có cung, nhưng hầu hết người bán không thể trả lời về xuất xứ của những món hàng đó", đại biểu Thảo nói và bày tỏ lo lắng trước thực tế một gói ô mai chỉ có giá 500 đồng, một gói thịt khô chỉ vài nghìn đồng. Các đồ ăn đều được tẩm ướp gia vị, hoá chất rất bắt mắt.
"Các chất này rất độc hại với các em, người bán dù biết nhưng vì lợi nhuận vẫn cung cấp", đại biểu nhấn mạnh.
Theo bà, nhiều cha mẹ vì quá bận rộn nên đã cho con tiền ăn sáng và tiêu vặt, mà không biết con mình đã dùng để mua những món quà tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở cổng trường.
"Cơ thể các em cần nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng sự phát triển về thể chất. Những món quà vặt nói trên chưa gây hậu quả tức khắc, mà chất độc dần ngấm vào, tích lũy trong người và đến một lúc nào đó mới gây các bệnh như tiểu đường, béo phì, tổn thương thần kinh, suy gan, suy thận, thậm chí ung thư", đại biểu Thảo nêu vấn đề và cho rằng, trách nhiệm nằm ở chính quyền địa phương.
Nữ đại biểu nêu một số kiến nghị, đầu tiên là gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn, giúp các em nói không với thực phẩm bẩn; nhân rộng mô hình căng tin hợp vệ sinh trong khuôn viên. "Cần có một đầu mối làm chủ quản trong lĩnh vực này, tăng chế tài đối với các vi phạm", đại biểu nói.
Bà Thảo dẫn báo cáo giám sát cho hay, trong 9 tháng đầu năm 2016, lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm tấn phụ gia, thực phẩm của Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc nhập lậu vào Việt Nam. Trong khi đó, với trẻ em, tâm lý thích đồ ăn mới lạ, đẹp mắt nên quà vặt thành món ăn phổ biến sau giờ tan trường.
"Ở lứa tuổi học sinh, các em không quan tâm đến nhãn mác, xuất xứ của đồ ăn vặt, mà chỉ cần ngon miệng, rẻ, hợp túi tiền. Có cầu sẽ có cung, nhưng hầu hết người bán không thể trả lời về xuất xứ của những món hàng đó", đại biểu Thảo nói và bày tỏ lo lắng trước thực tế một gói ô mai chỉ có giá 500 đồng, một gói thịt khô chỉ vài nghìn đồng. Các đồ ăn đều được tẩm ướp gia vị, hoá chất rất bắt mắt.
"Các chất này rất độc hại với các em, người bán dù biết nhưng vì lợi nhuận vẫn cung cấp", đại biểu nhấn mạnh.
Theo bà, nhiều cha mẹ vì quá bận rộn nên đã cho con tiền ăn sáng và tiêu vặt, mà không biết con mình đã dùng để mua những món quà tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở cổng trường.
"Cơ thể các em cần nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng sự phát triển về thể chất. Những món quà vặt nói trên chưa gây hậu quả tức khắc, mà chất độc dần ngấm vào, tích lũy trong người và đến một lúc nào đó mới gây các bệnh như tiểu đường, béo phì, tổn thương thần kinh, suy gan, suy thận, thậm chí ung thư", đại biểu Thảo nêu vấn đề và cho rằng, trách nhiệm nằm ở chính quyền địa phương.
Nữ đại biểu nêu một số kiến nghị, đầu tiên là gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn, giúp các em nói không với thực phẩm bẩn; nhân rộng mô hình căng tin hợp vệ sinh trong khuôn viên. "Cần có một đầu mối làm chủ quản trong lĩnh vực này, tăng chế tài đối với các vi phạm", đại biểu nói.
Tác giả bài viết: Hoàng Thùy
Nguồn tin: