Trước đó, Hội đồng kỷ luật do ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau làm chủ tịch Hội đồng đã có cuộc họp lấy phiếu kín để tiến hành xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo Cty Cấp nước Cà Mau, gồm: ông Lý Hoàng Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT); ông Trần Hoàng Khện, Giám đốc; ông Phạm Phước Tài, Phó giám đốc.
Kết quả phiếu kín cho thấy, ông Lý Hoàng Trung bị đa số phiếu kỷ luật cảnh cáo; ông Trần Hoàng Khện bị đa số phiếu khiển trách; ông Phạm Phước Tài bị đa số phiếu khiển trách.
Các vị lãnh đạo Cty Cấp nước nói trên bị đề nghị kỷ luật vì trước đó, trong quá trình thực hiện phương án sắp xếp lao động dôi dư do chuyển đổi Cty từ một thành viên sang cổ phần, các vị này đã thực hiện sai quy định.
Cụ thể, Cty Cấp nước Cà Mau đã không tiến hành Đại hội công nhân viên chức hoặc Đại hội đại biểu công nhân viên chức theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Thông tư 38/2010 của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (gọi tắt là bước 3). Đây cũng là bước quan trọng nhất trong các bước trước khi cho người lao động nghỉ việc theo phương án dôi dư.
Kết quả phiếu kín cho thấy, ông Lý Hoàng Trung bị đa số phiếu kỷ luật cảnh cáo; ông Trần Hoàng Khện bị đa số phiếu khiển trách; ông Phạm Phước Tài bị đa số phiếu khiển trách.
Các vị lãnh đạo Cty Cấp nước nói trên bị đề nghị kỷ luật vì trước đó, trong quá trình thực hiện phương án sắp xếp lao động dôi dư do chuyển đổi Cty từ một thành viên sang cổ phần, các vị này đã thực hiện sai quy định.
Cụ thể, Cty Cấp nước Cà Mau đã không tiến hành Đại hội công nhân viên chức hoặc Đại hội đại biểu công nhân viên chức theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Thông tư 38/2010 của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (gọi tắt là bước 3). Đây cũng là bước quan trọng nhất trong các bước trước khi cho người lao động nghỉ việc theo phương án dôi dư.
Như báo Người đưa tin đã phản ánh, thời gian qua có đến hàng chục công nhân lao động đã không ngừng gửi đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng tỉnh này đã kết luận phía Cty Cấp nước Cà Mau cho người lao động nghỉ việc là sai quy định.
Sau kết luận của sở ngành chức năng, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo, yêu cầu HĐQT, Ban điều hành Cty Cấp nước thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại lao động đối với 29 lao động bị cho nghỉ việc hồi tháng 5/2016.
Nội dung công văn của UBND tỉnh Cà Mau do ông Lâm Văn Bi ký nêu rõ, sau khi cổ phần hóa, HĐQT Cty Cấp nước Cà Mau có chủ trương và phê duyệt tái cơ cấu, xây dựng phương án sắp xếp, bố trí lại lao động là đúng với quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cho 29 lao động nói trên nghỉ việc, phía Cty Cấp nước thực hiện trái quy định pháp luật. Cụ thể, công ty này đã thực hiện ngay trong ngày HĐQT phê duyệt phương án (mặc dù chưa có quyết định cho từng cá nhân người lao động). Trong khi đó, theo quy định Điều 44 Bộ luật Lao động thì khi triển khai thực hiện phương án cho nhiều người lao động thôi việc, chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi, thống nhất với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Tại Khoản 2, Điều 7, Thông tư số 38/2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng thể hiện, trước khi cho nhiều người lao động nghỉ việc, đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành đại hội công nhân viên chức theo quy định.
Ngoài ra, theo báo cáo của Ban điều hành công ty, hiện nay, công việc tại một số bộ phận bị quá tải, làm phát sinh thêm chi phí tiền lương ngoài kế hoạch, đồng thời đề nghị nhận lại 29 lao động.
Sau kết luận của sở ngành chức năng, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo, yêu cầu HĐQT, Ban điều hành Cty Cấp nước thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại lao động đối với 29 lao động bị cho nghỉ việc hồi tháng 5/2016.
Nội dung công văn của UBND tỉnh Cà Mau do ông Lâm Văn Bi ký nêu rõ, sau khi cổ phần hóa, HĐQT Cty Cấp nước Cà Mau có chủ trương và phê duyệt tái cơ cấu, xây dựng phương án sắp xếp, bố trí lại lao động là đúng với quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cho 29 lao động nói trên nghỉ việc, phía Cty Cấp nước thực hiện trái quy định pháp luật. Cụ thể, công ty này đã thực hiện ngay trong ngày HĐQT phê duyệt phương án (mặc dù chưa có quyết định cho từng cá nhân người lao động). Trong khi đó, theo quy định Điều 44 Bộ luật Lao động thì khi triển khai thực hiện phương án cho nhiều người lao động thôi việc, chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi, thống nhất với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Tại Khoản 2, Điều 7, Thông tư số 38/2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng thể hiện, trước khi cho nhiều người lao động nghỉ việc, đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành đại hội công nhân viên chức theo quy định.
Ngoài ra, theo báo cáo của Ban điều hành công ty, hiện nay, công việc tại một số bộ phận bị quá tải, làm phát sinh thêm chi phí tiền lương ngoài kế hoạch, đồng thời đề nghị nhận lại 29 lao động.
Từ những cơ sở nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu HĐQT, Ban điều hành Cty Cấp nước Cà Mau sắp xếp lại lao động đối với 29 lao động bị cho nghỉ việc.
Sau khi tiếp nhận văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban giám đốc Cty Cấp nước đã có tờ trình gửi HĐQT công ty thừa nhận có sai sót và đề nghị nhận lại 29 lao động nói trên. Tuy nhiên, không hiểu vì nguyên nhân nào mà ông Lý Hoàng Trung vẫn chưa chấp thuận nhận lại 29 lao động theo đề nghị của Ban giám đốc; đồng thời đề nghị Ban điều hành xem lại các quy trình xem sai sót hay không.
Sau khi tiếp nhận văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban giám đốc Cty Cấp nước đã có tờ trình gửi HĐQT công ty thừa nhận có sai sót và đề nghị nhận lại 29 lao động nói trên. Tuy nhiên, không hiểu vì nguyên nhân nào mà ông Lý Hoàng Trung vẫn chưa chấp thuận nhận lại 29 lao động theo đề nghị của Ban giám đốc; đồng thời đề nghị Ban điều hành xem lại các quy trình xem sai sót hay không.
Tác giả bài viết: Nguyễn Linh
Nguồn tin: