Bạn cần biết

Đau mắt đỏ và một số vấn đề cần biết

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm.

Đau mắt đỏ có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng từ trẻ em đến người trưởng thành và người già. Bệnh dễ lây lan, xảy ra quanh năm có thể lan rộng ra thành dịch trong thời điểm từ hè đến cuối thu.

Biểu hiện bệnh đau mắt đỏ

Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt

Mắt đỏ

Mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt

Mi mắt sưng nề, đau nhức

Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai…

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ:

Đau mắt đỏ do nhiễm virus: Bệnh gây ra do virus như Adenovirus, Herpes; có thể tự hết trong khoảng 7 - 14 ngày, không cần điều trị.

Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn

Đau mắt đỏ do dị ứng: Các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi và lông động vật… có thể khiến bệnh kéo dài cho đến khi loại bỏ hoặc tránh xa các yếu tố gây dị ứng.

Tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi

Chạm tay vào những vật dụng hay đồ dùng cá nhân nhiễm mầm bệnh như gối, khăn mặt, bàn chải, chìa khóa, tay nắm cửa, chậu rửa bát, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi…

Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh ao hồ, bể bơi…

Thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Không vệ sinh đúng cách kính áp tròng

Những biến chứng của đau mắt đỏ:

Bệnh đau mắt đỏ thường diễn tiến lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến giác mạc gây giảm thị lực.

Những biến chứng có thể xảy ra khi thời gian bệnh kéo dài hoặc không chữa trị đúng cách. Ở cả trẻ em và người lớn, bệnh đau mắt đỏ có thể gây viêm giác mạc, loét giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa. Vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi phát hiện bất thường như mắt đỏ, đau nhức cộm… để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mắt đỏ là biểu hiện thường thấy của những bệnh lý về mắt nên dễ nhầm lẫn và thường bị bỏ qua

Viêm củng mạc: các triệu chứng như đau mắt, cơn đau truyền lên vùng trán, gò má và xoang. Màu sắc lòng trắng đỏ hồng hoặc đỏ tươi, có hạt gồ lên dưới khóe mắt..

Viêm nội nhãn: Bệnh có biểu hiện đỏ và đau nhức mắt, tuy nhiên không tiết dịch nhầy (ghèn, gỉ mắt) như đau mắt đỏ. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng sưng mắt, nhìn mờ, sợ sáng, cơ thể mệt mỏi, sốt, mất ngủ, chán ăn…

Viêm loét giác mạc: Người bị bệnh thường cảm thấy mắt bị cộm, chảy nước mắt nhiều, khó mở mắt khi thức dậy và mắt nhìn mờ.

Cách điều trị đau mắt đỏ:

Bệnh đau mắt đỏ có thể theo dõi tại nhà và thực hiện các thao tác sau:

Chườm lạnh nhằm giảm khó chịu mắt, sưng mi

Rửa mặt, tay thường xuyên với xà bông.

Tránh dùng chung ly, bát, khăn mặt… với người khác.

Tránh dụi mắt, không đi bơi.

Đối với trường hợp cần phải sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt để chỉ định thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống phù hợp. Cụ thể:

Đau mắt đỏ do virus: Đau mắt đỏ do virus sẽ kéo dài 4 – 7 ngày rồi tự khỏi nhưng lại dễ lây lan. Trường hợp này, không cần dùng kháng sinh vì không có tác dụng đối với virus. Người bệnh chỉ cần rửa sạch mắt mỗi ngày là đủ.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Nếu vi khuẩn là tác nhân gây đau mắt đỏ, cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp cùng thuốc mỡ bôi.

Đau mắt do dị ứng: Thuốc kháng histamin (gồm thuốc uống hoặc thuốc nhỏ) có thể giúp giảm đau mắt đỏ do nguyên nhân này nhưng sẽ khiến mắt bị khô. Trường hợp này, người bệnh cần gặp bác sĩ khoa mắt để được chỉ dẫn cách điều trị thích hợp.

Tác giả: CTV Vũ Gia

Nguồn tin: vov.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP