Sạt lở, khốn khổ vì doanh nghiệp ngày đêm khai thác cát
Thời gian qua, hàng chục hộ dân tại xóm Hùng Phong, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã nhiều lần làm đơn, thậm chí ra tận mép sông Lam thể hiện sự phản đối khi những tàu hút cát, sỏi thay nhau hoạt động. Mặc cho người dân phản đối nhưng doanh nghiệp vẫn rầm rộ khai thác.
Bà Nguyễn Thị Mỹ (SN 1960, trú tại xóm Hùng Phong) bức xúc: “Từ tháng 3 đến nay tàu thuyền về đây hút cát rất nhiều, có thời điểm chỉ một khúc sông này thôi 4 – 5 tàu cùng lúc hút. Thường thì họ làm từ khoảng 4h sáng trở đi, nên tiếng máy ầm ầm khiến chúng tôi không tài nào ngủ được”.
Ông Trần Hữu Kiệm (SN 1965, trú tại xóm Hùng Phong) thì trăn trở: “Các chú cứ nhìn bờ sông sạt lở dốc đứng xuống đó thì biết mức độ họ hút cát sỏi như thế nào. Chắc chẳng bao lâu nữa cả bãi bồi này cũng bị trượt xuống dòng sông thôi. Vậy thì chúng tôi lấy đâu đất nữa mà trồng trọt”.
Khi người dân ra đứng tập trung trên bờ sông phản đối, nhưng dưới sông những con tàu vẫn cắm vòi xuống dòng Lam ào ào phun cát lên đầy khoang. Chỉ mất chừng 30 – 40 phút một tàu đã “no hàng” nên ngược dòng về bến. Chiếc tàu còn lại vẫn tiếp tục công việc của mình.
“Ngay từ đầu khi lấy ý kiến của dân chúng tôi đã không đồng tình. Nhiều lúc chúng tôi muốn ra ngăn cản nhưng làm như thế là vi phạm pháp luật. Chính quyền cấm chúng tôi không được đuổi những tàu này đi”, một người dân Hùng Phong bức xúc.
Trước đây vào năm 2012 – 2013 đã có thời điểm các tàu hút cát, sỏi được cấp phép về đây hoạt động rầm rộ. Lúc cao điểm có đến hàng chục tàu thay nhau hoạt động hết công suất nhưng gặp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân nên sau đó đã ngừng.
Đến đầu tháng 3/2017 những tàu hút cát đã trở lại. Theo tìm hiểu được biết, công ty Lưu Cát Thành có địa chỉ tại huyện Đô Lương đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp phép khai thác cát sỏi trên sông Lam đoạn qua địa bàn xóm Hùng Phong, xã Lưu Sơn với tổng diện tích 4,6 ha.
“Từ khi tàu cát vào hút, ngoài sạt lở ở bờ sông, đất nông nghiệp bị “hà bá” nuốt đi từng ngày. Phía trong thì nhà dân nứt, giếng đào bị sụt, cạn khô, rồi tiếng ồn… làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân rất lớn. Mặc dù chúng tôi đã nhiều lần làm đơn nhưng cũng không có kết quả”, bà Trần Thị Minh (SN 1956) bức xúc.
Dưới cấp phép hút cát, trên phê duyệt dự án đổ tiền xây kè
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Minh Thuận (SN 1961, Bí thư, xóm trưởng xóm Hùng Phong) cho biết: Tôi cũng như mọi người dân tại đây đều không đồng tình khi doanh nghiệp vào khai thác cát, sỏi ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. Người dân trong xóm cũng đã nhiều lần làm đơn, kiến nghị mong rằng cơ quan chức năng sớm có phương án, giải pháp hợp lý để nhân dân được yên ổn sinh sống, sản xuất.
Ông Trần Đình Lam – Chủ tịch UBND xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương cho biết: Sau khi có đơn của người dân, xã cũng đã làm tờ trình gửi lên huyện và tỉnh. Việc nhà dân bị nứt, sụt giếng… phải có cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá. Công ty Lưu Cát Thành đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác, tuy nhiên, vào cuối năm 2016 do chưa hoàn thành các thủ tục liên quan nên xã và huyện đã đình chỉ khai thác. Đến nay họ hoàn thành thủ tục nên đã tiếp tục đi vào khai thác từ tháng 3 trở lại đây.
“Là người sinh ra và lớn lên tại đây tôi hiểu hơn ai hết. Xã Lưu Sơn 3 mặt đều được sông Lam bao bọc, nền đất rất mỏng (chỉ được 6 – 10 m) còn phía dưới là lớp cát chảy. Vì thế có hoạt động hút cát ở dòng sông Lam thì tôi nghĩ sẽ ảnh hưởng. Cá nhân tôi cũng không muốn có bất kỳ doanh nghiệp nào khai thác cát, sỏi tại đây. Ngay từ quá trình thăm dò tôi cũng đã trình bày rất rõ. Mới đây nhất một doanh nghiệp Hoàng Nguyên cũng làm đường vào để hoạt động khai thác cát, sỏi nhưng chúng tôi đã kiên quyết đình chỉ”, ông Lam cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên đến thời điểm hiện tại, công ty Lưu Cát Thành vẫn chưa có quyết định thuê đất tại hai bến tập kết cát, sỏi. Nhưng hoạt động của công ty này vẫn diễn ra rầm rộ.
Một điều trớ trêu thay, khi doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát sỏi tại đoạn sông Lam chảy qua địa bàn xóm Hùng Phong, thì cách đó không xa cũng tại xã Lưu Sơn đoạn qua địa bàn xóm Quang Trung, Điện Biên lại có đề án xây dựng khoảng 500 m kè để chống lại tình trạng sạt lở. Dự án xây kè ngăn sạt lở do UBND huyện Đô Lương làm chủ đầu tư với tổng kinh phí lên đến gần 14 tỷ đồng lấy từ ngân sách huyện Đô Lương và tỉnh Nghệ An.
Dưới sông được cấp phép hút cát, trên bờ lại phê duyệt dự án làm kè. Liệu rằng 500 m kè tới đây được xây dựng có phát huy tác dụng?./.
Thời gian qua, hàng chục hộ dân tại xóm Hùng Phong, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã nhiều lần làm đơn, thậm chí ra tận mép sông Lam thể hiện sự phản đối khi những tàu hút cát, sỏi thay nhau hoạt động. Mặc cho người dân phản đối nhưng doanh nghiệp vẫn rầm rộ khai thác.
Bà Nguyễn Thị Mỹ (SN 1960, trú tại xóm Hùng Phong) bức xúc: “Từ tháng 3 đến nay tàu thuyền về đây hút cát rất nhiều, có thời điểm chỉ một khúc sông này thôi 4 – 5 tàu cùng lúc hút. Thường thì họ làm từ khoảng 4h sáng trở đi, nên tiếng máy ầm ầm khiến chúng tôi không tài nào ngủ được”.
Ông Trần Hữu Kiệm (SN 1965, trú tại xóm Hùng Phong) thì trăn trở: “Các chú cứ nhìn bờ sông sạt lở dốc đứng xuống đó thì biết mức độ họ hút cát sỏi như thế nào. Chắc chẳng bao lâu nữa cả bãi bồi này cũng bị trượt xuống dòng sông thôi. Vậy thì chúng tôi lấy đâu đất nữa mà trồng trọt”.
Khi người dân ra đứng tập trung trên bờ sông phản đối, nhưng dưới sông những con tàu vẫn cắm vòi xuống dòng Lam ào ào phun cát lên đầy khoang. Chỉ mất chừng 30 – 40 phút một tàu đã “no hàng” nên ngược dòng về bến. Chiếc tàu còn lại vẫn tiếp tục công việc của mình.
“Ngay từ đầu khi lấy ý kiến của dân chúng tôi đã không đồng tình. Nhiều lúc chúng tôi muốn ra ngăn cản nhưng làm như thế là vi phạm pháp luật. Chính quyền cấm chúng tôi không được đuổi những tàu này đi”, một người dân Hùng Phong bức xúc.
Trước đây vào năm 2012 – 2013 đã có thời điểm các tàu hút cát, sỏi được cấp phép về đây hoạt động rầm rộ. Lúc cao điểm có đến hàng chục tàu thay nhau hoạt động hết công suất nhưng gặp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân nên sau đó đã ngừng.
Đến đầu tháng 3/2017 những tàu hút cát đã trở lại. Theo tìm hiểu được biết, công ty Lưu Cát Thành có địa chỉ tại huyện Đô Lương đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp phép khai thác cát sỏi trên sông Lam đoạn qua địa bàn xóm Hùng Phong, xã Lưu Sơn với tổng diện tích 4,6 ha.
“Từ khi tàu cát vào hút, ngoài sạt lở ở bờ sông, đất nông nghiệp bị “hà bá” nuốt đi từng ngày. Phía trong thì nhà dân nứt, giếng đào bị sụt, cạn khô, rồi tiếng ồn… làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân rất lớn. Mặc dù chúng tôi đã nhiều lần làm đơn nhưng cũng không có kết quả”, bà Trần Thị Minh (SN 1956) bức xúc.
Dưới cấp phép hút cát, trên phê duyệt dự án đổ tiền xây kè
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Minh Thuận (SN 1961, Bí thư, xóm trưởng xóm Hùng Phong) cho biết: Tôi cũng như mọi người dân tại đây đều không đồng tình khi doanh nghiệp vào khai thác cát, sỏi ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. Người dân trong xóm cũng đã nhiều lần làm đơn, kiến nghị mong rằng cơ quan chức năng sớm có phương án, giải pháp hợp lý để nhân dân được yên ổn sinh sống, sản xuất.
Ông Trần Đình Lam – Chủ tịch UBND xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương cho biết: Sau khi có đơn của người dân, xã cũng đã làm tờ trình gửi lên huyện và tỉnh. Việc nhà dân bị nứt, sụt giếng… phải có cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá. Công ty Lưu Cát Thành đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác, tuy nhiên, vào cuối năm 2016 do chưa hoàn thành các thủ tục liên quan nên xã và huyện đã đình chỉ khai thác. Đến nay họ hoàn thành thủ tục nên đã tiếp tục đi vào khai thác từ tháng 3 trở lại đây.
“Là người sinh ra và lớn lên tại đây tôi hiểu hơn ai hết. Xã Lưu Sơn 3 mặt đều được sông Lam bao bọc, nền đất rất mỏng (chỉ được 6 – 10 m) còn phía dưới là lớp cát chảy. Vì thế có hoạt động hút cát ở dòng sông Lam thì tôi nghĩ sẽ ảnh hưởng. Cá nhân tôi cũng không muốn có bất kỳ doanh nghiệp nào khai thác cát, sỏi tại đây. Ngay từ quá trình thăm dò tôi cũng đã trình bày rất rõ. Mới đây nhất một doanh nghiệp Hoàng Nguyên cũng làm đường vào để hoạt động khai thác cát, sỏi nhưng chúng tôi đã kiên quyết đình chỉ”, ông Lam cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên đến thời điểm hiện tại, công ty Lưu Cát Thành vẫn chưa có quyết định thuê đất tại hai bến tập kết cát, sỏi. Nhưng hoạt động của công ty này vẫn diễn ra rầm rộ.
Một điều trớ trêu thay, khi doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát sỏi tại đoạn sông Lam chảy qua địa bàn xóm Hùng Phong, thì cách đó không xa cũng tại xã Lưu Sơn đoạn qua địa bàn xóm Quang Trung, Điện Biên lại có đề án xây dựng khoảng 500 m kè để chống lại tình trạng sạt lở. Dự án xây kè ngăn sạt lở do UBND huyện Đô Lương làm chủ đầu tư với tổng kinh phí lên đến gần 14 tỷ đồng lấy từ ngân sách huyện Đô Lương và tỉnh Nghệ An.
Dưới sông được cấp phép hút cát, trên bờ lại phê duyệt dự án làm kè. Liệu rằng 500 m kè tới đây được xây dựng có phát huy tác dụng?./.
Tác giả bài viết: CTV Nhật Minh
Nguồn tin: