Trước bục khai báo, bị cáo Quyết khẳng định: “Bị cáo tôn trọng cáo trạng của Viện kiểm sát. Những gì cáo trạng mô tả là đúng với bản chất hành vi phạm tội của bị cáo”. Với những câu hỏi của chủ tọa về hai tội danh bị truy tố là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo Quyết tiếp tục khẳng định, bị cáo đồng ý với kết luận trong cáo trạng của Viện KSND tối cao.
Theo lời khai của bị cáo Quyết, tháng 8 năm 2012, Ọuyết có chủ trương và chỉ đạo Doãn Văn Phương (Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, đang bỏ trốn) cùng một số bị cáo khác mua lại Công ty Green Belt có vốn điều lệ đăng ký là 1,5 tỷ đồng (sau đôi tên thành Công ty Vĩnh Hà, rồi tiếp tục đôi tên thành Công ty FAROS).Trong đó, Doãn Văn Phương và một số người khác giúp Trịnh Văn Quyết đứng tên là cổ đông và giúp Quyết làm các thủ tục nhận chuyên nhượng công ty trên cơ sở Quyết đã thống nhất về giá chuyên nhượng, nguồn tiền mua Công ty Green Belt là của Tập đoàn FLC.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại phiên tòa ngày 23/7. |
Sau đó, Quyết giao cho Công ty FAROS làm đơn vị tổng (thầu các dự án do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư). Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Faros dều do Quyết chỉ đạo, điều hành trực tiếp thông qua Doãn Văn Phương (Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC) được giao giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Faros và Trịnh Thi Minh Huế (em gái Quyết) là Kế toán Tập đoàn FLC tiếp nhận chỉ đạo trực tiếp từ Quyết để tổ chức thực hiện.
Để tạo nguồn tiền trong quá trình hoạt động, trong khi Công ty Faros không có nguồn vốn và tài sản đế bảo đảm nên Quyết chỉ đạo các thành viên trong Tập đoàn FLC thực hiện các thủ tục nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros, từ đó phát hành cổ phiếu bằng giá trị của số vốn điều lệ, đăng ký niêm yết trên sản chứng khoán bán cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Toàn bộ số tiền thu được từ bán cổ phiếu được chuyển về để sử dụng theo chỉ đạo của Quyết.
Với phương thức, thủ đoạn trên, trong thời gian từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016, Quyết cùng đồng phạm đã 5 lần lập hồ sơ góp vốn khống, nâng số vốn điều lệ của Công ty Faros từ1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định, số vốn thực góp của Công ty Faros là gần 1.200 tỷ đồng và số vốn góp khống là hơn 3.100 tỷ đồng).
Sau khi hoàn tất việc nâng vốn điều lệ của Công ty Faros lên 4.300 tỷ đồng, Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương tiếp tục bàn bạc việc niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros trên sàn chứng khoán, nhằm đạt được mục đích niêm yết 430 triệu cổ phiếu tương ứng với 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty Faros để bán cho nhà đầu tư chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (trong đó có hơn 3.100 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu khống).
Viện kiểm sát xác định, Trịnh Văn Quyết là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo toàn bộ việc mua và đổi tên thành Công ty Faros, sau đó dùng Công ty Faros làm công cụ phương tiện để chỉ đạo Doãn Văn Phương và Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết) củng đồng phạm thực hiện hành vi nâng khống vốn chủ sở hữu từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Đồng thời, Quyết chỉ đạo lãnh đạo Công ty Faros thực hiện các thủ tục đề Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là công ty đại chúng; được niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE; chỉ đạo việc mua bán số cổ phiếu khống về giá trị để chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích cá nhân của Quyết…
Do Doãn Văn Phương đã xuất cảnh ra nước ngoài từ ngày 27/3/2022, Cơ quan điều tra đã ra đuyết định khởi tố bị can đối với Doãn Văn Phương; quyết định tách vụ án hình sự và quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can Doãn Văn Phương để tiếp tục xử lý khi bắt được bị can này.
Tác giả: Nguyễn Hưng
Nguồn tin: Báo Công an nhân dân