Đã 9 ngày kể từ khi hay tin chiếc máy bay Casa 212 gặp nạn khi làm nhiệm vụ, trung uý Nguyễn Văn Thái (34 tuổi, Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An) - nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 cùng các đồng đội vẫn chưa trở về.
Lần cuối cùng cắt tóc cho con
Ôm cậu con trai út mới 21 tháng tuổi vào lòng, lúc lúc chị Nguyệt lại gục đầu xuống gối lau nước mắt. Với chị, có lẽ 9 ngày qua chưa bao giờ dài và tuyệt vọng đến thế.
Không giấu nổi mệt mỏi, chị kể nhát gừng: Mỗi tuần, anh Thái vẫn ghé về nhà 2-3 buổi. Chiều tối 15/6, anh phóng xe từ đơn vị bên Gia Lâm về nhà ăn cơm với vợ con. Trước giờ ăn, anh tỉ mỉ cầm kéo cắt tóc cho 2 con trai, cậu lớn đã 4 tuổi.
Đến tối hôm sau (16/6), chị Nguyệt sững sờ nhận được tin sét đánh. Từ đó đến nay, hàng giờ chị vẫn ngồi thẫn thờ trước tivi, ngóng đợi từng mẩu tin về chiếc Casa 212, hy vọng vào phép màu kỳ diệu.
Những ngày qua, mẹ anh Thái cũng cứ mải miết nhìn ra ngoài cửa sổ, ngóng chờ con ở một góc giường. Mỗi khi con trai nhận nhiệm vụ bay, bà Hồng vẫn hay nhìn lên bầu trời như thế.
Trên đôi mắt nặng trĩu sầu thương, 2 vệt nước mắt đã khô vẫn hằn lên mồn một. Nỗi đau mất con như ngàn mũi châm đâm thấu tâm can người mẹ.
Bà bảo: “Mấy hôm nay tôi không thể nào chợp mắt được, cứ nhắm mắt lại mơ thấy nó. Nước mắt cũng đã cạn. Giờ tôi phải cứng rắn để làm chỗ dựa cho con cháu”.
Bà kể buổi sáng ngày anh Thái đi làm nhiệm vụ, bà bất chợt ngó ra cửa sổ thấy trời âm u quá, tự hỏi "trời như ri không biết có sao không, tự nhiên thấy bụng đau quặn thắt".
Khi hay tin dữ, chính bà cũng không tin vào tai mình, còn cô anh Thái cứ yêu cầu con phải kiểm tra đi kiểm tra lại danh sách phi công trên Casa 212. Vẫn không tin, bà tự mình lấy kính xem lại rồi thẫn thờ, bật khóc...
Dự định đổi xe máy dang dở
Bà Hồng kể, anh Thái là con thứ 4 trong gia đình. Dưới anh còn cô em út làm việc tại Sài Gòn, khi nghe tin dữ cũng đã đáp máy bay ra Hà Nội cùng cả nhà ngóng tin.
“Sinh trong gia đình bần nông, thằng Thái nó vất vả từ nhỏ nên hiền lành, chịu khó lắm. Cả nhà tôi, chỉ mỗi nó theo ngành phi công. Nó bảo đã bay thì luôn có hiểm nguy, sợ thì không bay được nên nó yêu thích công việc này lắm”, bà Hồng kể, giọng đầy âu yếm.
Bà thương cậu con trai một mình bươn chải ngoài Hà Nội, khi lấy vợ không có tiền tiết kiệm cho con, thương cảnh vợ chồng nheo nhóc thuê nhà chật chội...
“Trước đây vợ chồng nó thuê được 1 gian nhỏ 1 triệu/tháng, sau này có 2 đứa con thì chuyển sang thuê căn rộng hơn ở chung cư mất 2,5 triệu/tháng. Chưa kể hồi năm ngoái vợ chồng nó còn phải thuê thêm người giúp việc chăm con, cuộc sống rất chật vật”, bà Hồng rớm nước mắt.
Đến đầu năm nay, vợ chồng anh Thái được tạo điều kiện thuê nhà công vụ giá rẻ trong chung cư Tổng cục Cảnh sát biển.
Trong mắt hàng xóm, anh Thái là người hiền lành, yêu vợ, thương con hết mực.
“Hễ về nhà là chú ấy lao vào nấu cơm, rửa bát, lau nhà, không nề hà việc gì. Sang đến đơn vị là gọi về hỏi thăm vợ con”, chị Lan kể.
Bà Hồng kể thêm, hàng ngày bao giờ anh Thái cũng gọi 2 cuộc sáng và chiều về nhà hỏi mấy bà con ăn gì, con trai đã ăn cơm chưa. Hôm nào con ốm thì anh sốt sắng gọi liên tục xem đã uống thuốc chưa, đỡ sốt chưa...
“Giờ thằng lớn nó cứ liên tục hỏi bố con bao giờ về. Chỉ biết nói bố bận công tác chưa về được. Hỏi xong nó lại chạy đi chơi, nhìn nó hồn nhiên thế mình lại thấy quặn lòng...”, bà Hồng nhìn xa xăm dõi theo bóng cháu nội chạy hút ngoài hành lang.
Trung uý Nguyễn Văn Thái
Chừng ấy ngày, vợ anh - chị Doãn Thị Bích Nguyệt và mẹ là bà Hồ Thị Hồng mòn mỏi ngóng tin đến kiệt sức, nước mắt không ngừng đổ trên gương mặt thẫn thờ đầy thương nhớ.Lần cuối cùng cắt tóc cho con
Ôm cậu con trai út mới 21 tháng tuổi vào lòng, lúc lúc chị Nguyệt lại gục đầu xuống gối lau nước mắt. Với chị, có lẽ 9 ngày qua chưa bao giờ dài và tuyệt vọng đến thế.
Không giấu nổi mệt mỏi, chị kể nhát gừng: Mỗi tuần, anh Thái vẫn ghé về nhà 2-3 buổi. Chiều tối 15/6, anh phóng xe từ đơn vị bên Gia Lâm về nhà ăn cơm với vợ con. Trước giờ ăn, anh tỉ mỉ cầm kéo cắt tóc cho 2 con trai, cậu lớn đã 4 tuổi.
Chị Nguyệt vừa ôm con trai vừa nuốt nước mắt vào trong trước nỗi đau quá lớn
“Thấy vậy bà nội có hỏi sao không để cuối tuần hãy cắt thì anh bảo ‘Có thể cuối tuần con bận không về được’. Đến khoảng 21h, anh nhận được điện thoại từ đơn vị báo sớm mai phải nhận nhiệm vụ bay. Anh nói phải đi tìm đồng đội trên Su-30 mất tích. Nói đoạn anh đi luôn”, xoa đầu con, chị Nguyệt rưng rưng kể.Đến tối hôm sau (16/6), chị Nguyệt sững sờ nhận được tin sét đánh. Từ đó đến nay, hàng giờ chị vẫn ngồi thẫn thờ trước tivi, ngóng đợi từng mẩu tin về chiếc Casa 212, hy vọng vào phép màu kỳ diệu.
Bức ảnh cưới của vợ chồng anh Thái
“Cả tuần nay, cô ấy chẳng ăn uống gì, chỉ khóc lóc vật vã đến kiệt sức. Mấy đêm ròng cũng không ngủ. Xót quá, tôi phải mua thuốc để cô ấy ngủ thiếp đi”, chị Lan, hàng xóm xót xa kể.Những ngày qua, mẹ anh Thái cũng cứ mải miết nhìn ra ngoài cửa sổ, ngóng chờ con ở một góc giường. Mỗi khi con trai nhận nhiệm vụ bay, bà Hồng vẫn hay nhìn lên bầu trời như thế.
Trên đôi mắt nặng trĩu sầu thương, 2 vệt nước mắt đã khô vẫn hằn lên mồn một. Nỗi đau mất con như ngàn mũi châm đâm thấu tâm can người mẹ.
Bà bảo: “Mấy hôm nay tôi không thể nào chợp mắt được, cứ nhắm mắt lại mơ thấy nó. Nước mắt cũng đã cạn. Giờ tôi phải cứng rắn để làm chỗ dựa cho con cháu”.
Bà kể buổi sáng ngày anh Thái đi làm nhiệm vụ, bà bất chợt ngó ra cửa sổ thấy trời âm u quá, tự hỏi "trời như ri không biết có sao không, tự nhiên thấy bụng đau quặn thắt".
Khi hay tin dữ, chính bà cũng không tin vào tai mình, còn cô anh Thái cứ yêu cầu con phải kiểm tra đi kiểm tra lại danh sách phi công trên Casa 212. Vẫn không tin, bà tự mình lấy kính xem lại rồi thẫn thờ, bật khóc...
Dự định đổi xe máy dang dở
Bà Hồng kể, anh Thái là con thứ 4 trong gia đình. Dưới anh còn cô em út làm việc tại Sài Gòn, khi nghe tin dữ cũng đã đáp máy bay ra Hà Nội cùng cả nhà ngóng tin.
“Sinh trong gia đình bần nông, thằng Thái nó vất vả từ nhỏ nên hiền lành, chịu khó lắm. Cả nhà tôi, chỉ mỗi nó theo ngành phi công. Nó bảo đã bay thì luôn có hiểm nguy, sợ thì không bay được nên nó yêu thích công việc này lắm”, bà Hồng kể, giọng đầy âu yếm.
Bà thương cậu con trai một mình bươn chải ngoài Hà Nội, khi lấy vợ không có tiền tiết kiệm cho con, thương cảnh vợ chồng nheo nhóc thuê nhà chật chội...
“Trước đây vợ chồng nó thuê được 1 gian nhỏ 1 triệu/tháng, sau này có 2 đứa con thì chuyển sang thuê căn rộng hơn ở chung cư mất 2,5 triệu/tháng. Chưa kể hồi năm ngoái vợ chồng nó còn phải thuê thêm người giúp việc chăm con, cuộc sống rất chật vật”, bà Hồng rớm nước mắt.
Đến đầu năm nay, vợ chồng anh Thái được tạo điều kiện thuê nhà công vụ giá rẻ trong chung cư Tổng cục Cảnh sát biển.
Bà Hồng - mẹ anh Thái nghẹn ngào kể về ước mơ giản dị của con trai.
“Về nhà mới, nó biết mẹ thích nghe hát nên sắm ngay một cái tivi. Cứ hôm nào về nhà là nó lại hỏi mẹ thích nghe bài gì để con bật. Rồi nó bảo cố thêm mấy tháng nữa có tiền con sẽ đổi xe vì chiếc dream nát quá rồi và mua thêm một bộ bàn ghế nhỏ”, mẹ anh Thái nghẹn ngào chia sẻ về ước mơ giản dị của con trai.Trong mắt hàng xóm, anh Thái là người hiền lành, yêu vợ, thương con hết mực.
“Hễ về nhà là chú ấy lao vào nấu cơm, rửa bát, lau nhà, không nề hà việc gì. Sang đến đơn vị là gọi về hỏi thăm vợ con”, chị Lan kể.
Bà Hồng kể thêm, hàng ngày bao giờ anh Thái cũng gọi 2 cuộc sáng và chiều về nhà hỏi mấy bà con ăn gì, con trai đã ăn cơm chưa. Hôm nào con ốm thì anh sốt sắng gọi liên tục xem đã uống thuốc chưa, đỡ sốt chưa...
“Giờ thằng lớn nó cứ liên tục hỏi bố con bao giờ về. Chỉ biết nói bố bận công tác chưa về được. Hỏi xong nó lại chạy đi chơi, nhìn nó hồn nhiên thế mình lại thấy quặn lòng...”, bà Hồng nhìn xa xăm dõi theo bóng cháu nội chạy hút ngoài hành lang.
Tác giả bài viết: Thúy Hạnh