Tại phiên tòa mới đây, VKSND TP Hà Nội đã truy tố Nguyễn Thị Kim Thanh (gọi tắt là Nguyễn Thanh, SN 1949, trú ở phường Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội) về tội “Lạm dụng chiếm đoạt tài sản”, theo khoản 4, Điều 140-BLHS. Bị hại trong vụ án là bà Phạm Thị Kim Thanh (gọi tắt là Phạm Thanh, SN 1957), ở quận Hai Bà Trưng.
Tài liệu truy tố cho thấy, tháng 5-2007, thông qua người quen bà Phạm Thanh quen biết Nguyễn Thanh. Thời điểm này, Nguyễn Thanh đang được biết đến là một nữ đại gia chuyên kinh doanh đồ gỗ nội thất ở Hà Nội với việc có trong tay một doanh nghiệp và chuỗi cửa hàng đắc địa.
Tin tưởng vào tài kinh doanh của nữ đại gia nên từ tháng 6 đến tháng 7-2007, bà Phạm Thanh đã nhiều lần cho Nguyễn Thanh vay tổng cộng hơn 2,6 tỷ đồng với lãi suất 2%/tháng. Và để vay được tiền, nữ đại gia cùng chồng đã mượn 5 “sổ đỏ” của những người thân quen cầm cố cho chủ nợ.
Và rắc rối hơn nữa là do không có đủ tiền nên bà Phạm Thanh đã phải sử dụng 2 trong số 5 “sổ đỏ” để vay tiền của người khác, rồi cho Nguyễn Thanh vay mượn lại. Đặc biệt, Nguyễn Thanh còn giả mạo chữ viết và chữ ký của các chủ sở hữu tài sản trong giấy ủy quyền cho phép cầm cố “sổ đỏ”.
Thời gian đầu vay mượn tiền bạc, Nguyễn Thanh đều trả tiền lãi cho bà Phạm Thanh đầy đủ. Vậy nhưng đến năm 2008, do thua lỗ trong làm ăn nên nữ đại gia ngành gỗ đã liên tục thay đổi chỗ ở, đồng thời cắt đứt liên lạc với bà Phạm Thanh.
Mặc dù cáo trạng truy tố nữ đại gia ngành gỗ như nêu trên, song tại tòa, bị cáo cho rằng không bỏ trốn và cũng không có ý định “xù nợ”. Bởi từ năm 2008 đến khi bị bắt giữ, điều tra, Nguyễn Thanh vẫn sinh sống tại Thủ đô nhưng với nhiều địa chỉ khác nhau. Thậm chí vào năm 2011, bị cáo còn một vài lần gọi điện hỏi thăm chủ nợ.
Đối với số tiền bị đưa ra xem xét tại phiên tòa, nữ đại gia ngành gỗ cũng cho rằng thực tế bị cáo không vay nợ số tiền lên đến hơn 2,6 tỷ đồng. “Sở dĩ có con số đó là trong quá trình nợ tiền bà Phạm Thanh, bị cáo đã buộc chốt giấy vay tiền như vậy” – bị cáo trình bày.
Ngược lại, quá trình giải quyết vụ án, bị hại trước sau đều khẳng định, bị cáo đã liên tục thay đổi chỗ ở và xóa bỏ cả số điện thoại để tránh sự đòi nợ. Tương tự, về số tiền vay mượn, bà Phạm Thanh cũng cho rằng đó hoàn toàn là tiền gốc mà bị hại đã cho bị cáo vay.
Với nội dung và diễn biến của vụ án như nêu trên nên sau 1 ngày thẩm vấn công khai tại phiên tòa, HĐXX sơ thẩm nhận thấy cần thiết phải xác định lại một số tình tiết của vụ án. Đó là có hay không việc bị cáo bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, số tiền bà Phạm Thanh cho bị cáo vay mượn thực chất ra sao.
Đặc biệt, tài liệu trong hồ sơ vụ án cùng những lời khai của bị cáo tại phiên tòa cho thấy, bị cáo đã giả mạo giấy ủy quyền đồng ý cho cầm cố “sổ đỏ” của 2 trong 5 chủ sở hữu nhà đất. Do đó, phần nào đã có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ những nhận định nêu trên và nhận thấy không thể làm rõ được các tình tiết liên quan ngay tại phiên tòa nên HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tài liệu truy tố cho thấy, tháng 5-2007, thông qua người quen bà Phạm Thanh quen biết Nguyễn Thanh. Thời điểm này, Nguyễn Thanh đang được biết đến là một nữ đại gia chuyên kinh doanh đồ gỗ nội thất ở Hà Nội với việc có trong tay một doanh nghiệp và chuỗi cửa hàng đắc địa.
Tin tưởng vào tài kinh doanh của nữ đại gia nên từ tháng 6 đến tháng 7-2007, bà Phạm Thanh đã nhiều lần cho Nguyễn Thanh vay tổng cộng hơn 2,6 tỷ đồng với lãi suất 2%/tháng. Và để vay được tiền, nữ đại gia cùng chồng đã mượn 5 “sổ đỏ” của những người thân quen cầm cố cho chủ nợ.
Và rắc rối hơn nữa là do không có đủ tiền nên bà Phạm Thanh đã phải sử dụng 2 trong số 5 “sổ đỏ” để vay tiền của người khác, rồi cho Nguyễn Thanh vay mượn lại. Đặc biệt, Nguyễn Thanh còn giả mạo chữ viết và chữ ký của các chủ sở hữu tài sản trong giấy ủy quyền cho phép cầm cố “sổ đỏ”.
Thời gian đầu vay mượn tiền bạc, Nguyễn Thanh đều trả tiền lãi cho bà Phạm Thanh đầy đủ. Vậy nhưng đến năm 2008, do thua lỗ trong làm ăn nên nữ đại gia ngành gỗ đã liên tục thay đổi chỗ ở, đồng thời cắt đứt liên lạc với bà Phạm Thanh.
Mặc dù cáo trạng truy tố nữ đại gia ngành gỗ như nêu trên, song tại tòa, bị cáo cho rằng không bỏ trốn và cũng không có ý định “xù nợ”. Bởi từ năm 2008 đến khi bị bắt giữ, điều tra, Nguyễn Thanh vẫn sinh sống tại Thủ đô nhưng với nhiều địa chỉ khác nhau. Thậm chí vào năm 2011, bị cáo còn một vài lần gọi điện hỏi thăm chủ nợ.
Đối với số tiền bị đưa ra xem xét tại phiên tòa, nữ đại gia ngành gỗ cũng cho rằng thực tế bị cáo không vay nợ số tiền lên đến hơn 2,6 tỷ đồng. “Sở dĩ có con số đó là trong quá trình nợ tiền bà Phạm Thanh, bị cáo đã buộc chốt giấy vay tiền như vậy” – bị cáo trình bày.
Ngược lại, quá trình giải quyết vụ án, bị hại trước sau đều khẳng định, bị cáo đã liên tục thay đổi chỗ ở và xóa bỏ cả số điện thoại để tránh sự đòi nợ. Tương tự, về số tiền vay mượn, bà Phạm Thanh cũng cho rằng đó hoàn toàn là tiền gốc mà bị hại đã cho bị cáo vay.
Với nội dung và diễn biến của vụ án như nêu trên nên sau 1 ngày thẩm vấn công khai tại phiên tòa, HĐXX sơ thẩm nhận thấy cần thiết phải xác định lại một số tình tiết của vụ án. Đó là có hay không việc bị cáo bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, số tiền bà Phạm Thanh cho bị cáo vay mượn thực chất ra sao.
Đặc biệt, tài liệu trong hồ sơ vụ án cùng những lời khai của bị cáo tại phiên tòa cho thấy, bị cáo đã giả mạo giấy ủy quyền đồng ý cho cầm cố “sổ đỏ” của 2 trong 5 chủ sở hữu nhà đất. Do đó, phần nào đã có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ những nhận định nêu trên và nhận thấy không thể làm rõ được các tình tiết liên quan ngay tại phiên tòa nên HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tác giả bài viết: Minh Long
Nguồn tin: