Ngày 16/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã giao phòng, ban chuyên môn phối hợp với Phòng Văn hóa TP Thanh Hóa xác minh, thẩm định nguồn gốc pho tượng vừa được phát hiện tại xã Quảng Phú.
Gần chục ngày trước, gia đình ông Nguyễn Trọng Thái, Phó bí thư Đảng ủy xã Quảng Phú (ở thôn 2) đào đất ngăn đầm nuôi tôm đã chạm phải một vật bằng gỗ. Khi đưa lên bờ, lúc đó mọi người mới phát hiện là một pho tượng.
Pho tượng cao khoảng 1 m, chiều ngang thân đế khoảng 60 cm, nặng 50 kg. Tượng được phủ bên ngoài 1 lớp đồng vàng óng, bên trong là gỗ.
Pho tượng có hình dáng người ngồi đeo cà vạt, áo sơ mi, cổ giống người mặc áo vest. Tư thế ngồi thiền, tai và khuôn mặt giống tượng Phật.
Ông Thái cho biết, loại gỗ tạc ra bức tượng này nghi là gỗ chò chỉ vì rất nặng và có vân. Phía sau tượng có một lỗ nhỏ được bịt lại nghi là nơi ghi chú nguồn gốc hay niên đại của pho tượng.
"Nhiều người dân cho rằng pho tượng có niên đại hàng trăm năm. Họ khuyên gia đình đưa lên chùa để thờ cúng. Tuy nhiên, chúng tôi báo cáo lên cơ quan chức năng để biết pho tượng này có phải của Việt Nam hay không và niên đại nào", ông Thái nói và cho hay gia đình đã di chuyển pho tượng ra nhà văn hóa cho ngành chức năng thẩm định.
Theo chính quyền địa phương, khu vực gia đình ông Thái dọn đầm để nuôi tôm nằm sát sông Mã, là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Thanh Hóa.
Sát bờ của con sông này ở phía thượng lưu, vào năm 1924, một nông dân tên Nguyễn Văn Lắm (ở làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) khi ra bờ sông Mã câu cá đã tìm thấy một số đồ đồng.
Khu vực này sau đó được các nhà nghiên cứu xác định là những hiện vật cổ có giá trị chứa đựng Nền văn hóa Đông Sơn.
Gần chục ngày trước, gia đình ông Nguyễn Trọng Thái, Phó bí thư Đảng ủy xã Quảng Phú (ở thôn 2) đào đất ngăn đầm nuôi tôm đã chạm phải một vật bằng gỗ. Khi đưa lên bờ, lúc đó mọi người mới phát hiện là một pho tượng.
Pho tượng lạ được gia đình ông Thái phát hiện trong lúc đào múc đầm tôm. Ảnh: TM.
Pho tượng cao khoảng 1 m, chiều ngang thân đế khoảng 60 cm, nặng 50 kg. Tượng được phủ bên ngoài 1 lớp đồng vàng óng, bên trong là gỗ.
Pho tượng có hình dáng người ngồi đeo cà vạt, áo sơ mi, cổ giống người mặc áo vest. Tư thế ngồi thiền, tai và khuôn mặt giống tượng Phật.
Ông Thái cho biết, loại gỗ tạc ra bức tượng này nghi là gỗ chò chỉ vì rất nặng và có vân. Phía sau tượng có một lỗ nhỏ được bịt lại nghi là nơi ghi chú nguồn gốc hay niên đại của pho tượng.
"Nhiều người dân cho rằng pho tượng có niên đại hàng trăm năm. Họ khuyên gia đình đưa lên chùa để thờ cúng. Tuy nhiên, chúng tôi báo cáo lên cơ quan chức năng để biết pho tượng này có phải của Việt Nam hay không và niên đại nào", ông Thái nói và cho hay gia đình đã di chuyển pho tượng ra nhà văn hóa cho ngành chức năng thẩm định.
Theo chính quyền địa phương, khu vực gia đình ông Thái dọn đầm để nuôi tôm nằm sát sông Mã, là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Thanh Hóa.
Sát bờ của con sông này ở phía thượng lưu, vào năm 1924, một nông dân tên Nguyễn Văn Lắm (ở làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa) khi ra bờ sông Mã câu cá đã tìm thấy một số đồ đồng.
Khu vực này sau đó được các nhà nghiên cứu xác định là những hiện vật cổ có giá trị chứa đựng Nền văn hóa Đông Sơn.
Tác giả bài viết: Nguyễn Dương
Nguồn tin: