Từ món ăn dân gian truyền thống, ngày nay cá kho của làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam (thường được gọi là làng Vũ Đại) đã trở thành đặc sản được trong và ngoài nước ưa chuộng. Để làm ra một niêu cá đạt chuẩn cần một quy trình phức tạp, cầu kỳ.
Cá kho mềm, đậm đà, ăn rất ngon.
Cá trắm đen loại to được cho vào niêu đất cùng các gia vị như riềng, sườn lợn, kẹo đắng, ớt... kho tới 15-16 tiếng trên bếp củi để cá chín nhừ, ngấm gia vị. Giá niêu cá dao động từ 400.000 đồng tới hơn 1 triệu đồng, nhưng vẫn bán rất chạy dịp Tết. Được thưởng thức bát cơm trắng với niêu cá kho đậm đà hương vị miền quê quyến rũ trong ngày Tết bên gia đình thì chẳng còn gì tuyệt bằng.
2. Thịt gác bếp
Đặc sản của vùng núi cao Tây Bắc giờ đã xuất hiện bên chén rượu ngày xuân của nhiều gia đình. Thịt trâu, thịt bò gác bếp có vị bùi bùi, cay cay, hăng hắc của khói bếp. Món ăn này tuy đơn giản nhưng rất mất thời gian. Các miếng thịt thăn, bắp được thái dọc thớ, ướp các gia vị như ớt, muối, gừng và lá mắc khén, treo trên gác bếp và hun khói cho tới khi khô quắt lại. Thịt thường được để khoảng 1 năm, có nhiều cách chế biến, trong đó phổ biến nhất là nướng rồi xé nhỏ và chấm tương ớt. Đây là món nhậu lý tưởng để nhâm nhi cùng gia đình.
3. Tỏi Lý Sơn
Loại tỏi đặc sản của Lý Sơn chỉ có một nhánh, thường được gọi là tỏi cô đơn hay tỏi mồ côi, là một trong những mặt hàng cực kỳ khan hiếm vào dịp Tết. Ngoài vị thơm ngon đặc trưng không loại tỏi nào khác có được, tỏi cô đơn còn được dùng để ngâm rượu thuốc. Loại tỏi này sẽ đem lại cho những món ăn ngày Tết một hương vị quyến rũ, hấp dẫn.
Loại tỏi quý này vừa có hương vị thơm ngon, vừa có khả năng chữa bệnh.
4. Khô bò một nắng
Khô bò một nắng là đặc sản của Phú Yên, sau này có cả ở các tỉnh Tây Nguyên, với cách chế biến độc đáo và mùi vị ngon tuyệt, ăn hoài không ngán. Thịt bò tơ được lọc da, thái miếng to bản và mỏng, ướp gia vị và đem phơi nắng trong một ngày cho thịt khô lại. Khi ăn, khô bò được cho lên vỉ nướng trên than hoa cho tới khi xém hai cạnh, sau đó dùng chày đập nhẹ chọ mềm và xé nhỏ chấm tương ớt. Cũng như thịt gác bếp, đây là món lý tưởng làm quà biếu hay nhâm nhi trong những ngày Tết quây quần bên gia đình.
Bò một nắng nướng thơm ngon.
5. Hồng dẻo Đà Lạt
Hồng sấy với hương thơm thanh thoát và vị dẻo ngọt hấp dẫn là món ăn được nhiều nhà ưa chuộng trong dịp Tết, thay cho những món mứt đã quá quen thuộc. Những quả hồng chín được gọt vỏ, sấy khô cho tới khi teo nhỏ, trong ruột đặc quánh lại. Hồng Đà Lạt có màu sắc đẹp, bắt mắt, vị ngọt đậm, rất hợp để thưởng thức cùng một tách trà nóng ngày xuân.
6. Trái cây sấy khô Đà Lạt
Trái cây sấy khô Đà Lạt chinh phục thực khách bởi sự đang dạng về hương vị, chủng loại khi một thành phẩm được chế biến từ trái cây, củ qua tươi lại hạn chế tẩm ướp nên vừa giòn vừa giữ được hương vị tự nhiên. Ngày Tết bày khay trái cây sấy khô thập cẩm không chỉ giải quyết vấn đề ngon miệng còn giúp bàn tiếp khách trông đẹp mắt và thu hút hơn nhiều.
7. Nem chua Thanh Hóa
Nem chua Thanh Hóa từ lâu đã trờ thành một món ăn nổi tiếng trên mọi miền đất nước tử Bắc vô Nam. Đặc biệt khi Tết đến xuân về món này lại càng đắt hàng vì có thể lai rai được lại lạ miệng, đỡ ngán. Miếng nem chua hồng ngon mắt khi ăn có vị giòn giòn của bì lại có vị chua nhẹ của thịt, lại có vị cay của ớt, vị chát của lá ổi tạo nên món ngon rất bắt miệng.
8. Bưởi Diễn
Bưởi Diễn là đặc sản của Hà Nội, với vỏ ngoài vàng mịn, căng bóng vừa hợp bày mâm ngũ quả, vừa dễ làm quà biếu và thưởng thức trong dịp tết. Múi bưởi Diễn mọng nước, ăn ngọt thanh và có mùi thơm mát. Đặc biệt loại quả này có thể để được từ 3 - 4 tháng, để càng lâu quả càng ngọt. Do đó, bưởi Diễn thường được săn đón mỗi dịp Tết đến, xuân về, với giá lên tới cả 100.000 đồng/quả.
Tác giả bài viết: beautiful life/theo M.H