Cuộc sống

Biết không phải con ruột, chồng vẫn giành quyền nuôi với vợ

Qua nhiều phiên toà, người đàn ông Trung Quốc một mực giành quyền nuôi con không cùng huyết thống do 2 năm bên con.

Cô Lin Ting sống ở quận Hán Thọ (Thường Đức, Hồ Nam) và anh Jiang Hua kết hôn vào năm 2013. Sau vài năm không có con, hai người đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện Jiang không có khả năng sinh sản. Họ quyết định xin tinh trùng hiến tặng và thụ tinh ống nghiệm. Đến 8/2017, cô Lin sinh bé trai Xiao Yu.

Nhưng vì sự khác biệt về tính cách, Lin Ting và Jiang Hua thường cãi nhau, cuối cùng ly hôn. Trong phiên toà đầu tháng 6/2019, Lin Ting và Jiang Hua tranh giành nuôi con.

"Tôi và Jiang Hua mâu thuẫn rất lớn, nếu để anh ấy nuôi Xiao Yu, anh ấy sẽ đối xử với con không tốt", Lin Ting nói, hy vọng sẽ nhận được quyền nuôi và Jiang Hua cấp dưỡng.

Không chung huyết thống, người đàn ông Trung Quốc vẫn giành được quyền nuôi con từ lúc 4-10 tuổi. Ảnh: Visual Chinese.

Cô cũng nói về mặt sinh học, không có mối quan hệ huyết thống giữa Jiang Hua và Xiao Yu. Tranh cãi nhiều này, Lin Ting và gia đình cô thậm chí từ chối cấp dưỡng và không cho Jiang Hua thăm con nữa.

Về phần Jiang cũng hy vọng nhận được quyền nuôi con. Hai năm bên nhau, anh cũng là cha đẻ danh chính ngôn thuận hợp pháp. Hơn nữa, vì không có khả năng sinh sản, nên anh cũng rất trân trọng con trai của mình.

Theo thẩm phán, vợ chồng đồng ý tiến hành thụ tinh nhân tạo thì đứa bé sinh ra được coi là con hợp pháp của cả hai. Điều đó có nghĩa là, bất kể tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ có được sử dụng để thụ tinh nhân tạo hay không, miễn là vợ chồng hợp pháp, đồng ý sinh con thông qua hỗ trợ theo đúng luật pháp, thì cả hai đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng.

Cuối cùng, hai người đã đạt được thỏa thuận hòa giải trong những ngày gần đây: Lin Ting và Jiang Hua đã đồng ý ly hôn, Xiao Yu được mẹ nuôi dưỡng trước 4 tuổi và được cha nuôi từ 4 đến 10 tuổi. Sau 10 tuổi, đứa bé có quyền quyết định sống với ai.

Tác giả: Huyền Trang

Nguồn tin: Báo VietNamNet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP