Du lịch

Bản Thái cổ bên dòng Nậm Xan

Bản Tùng Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương có 169 hộ dân, 782 nhân khẩu trong đó có gần 100% là cư dân đồng bào Thái với những phong tục, tập quán cổ xưa.

Cách trung tâm xã biên giới Tam Quang (Tương Dương) chừng 15km, men theo tuyến đường liên bản như dải lụa mềm vắt trên sườn núi để đến với bản Tùng Hương. Ảnh: Hồ Phương
Cách trung tâm xã biên giới Tam Quang (Tương Dương) chừng 15km, men theo tuyến đường liên bản như dải lụa mềm vắt trên sườn núi để đến với bản Tùng Hương. Ảnh: Hồ Phương
Đây là 1 trong những bản của đồng bào Thái có lịch sử hình thành lâu nhất ở huyện miền núi Tương Dương.
Đây là 1 trong những bản của đồng bào Thái có lịch sử hình thành lâu nhất ở huyện miền núi Tương Dương, đã có từ trăm năm. Ảnh: Hồ Phương
Đây là nơi cư ngụ của gần 1000 cư dân đồng bào Thái. Qua lịch sử hình thành, bản cổ nằm bên dòng Nậm Xan hiền hòa này đã có hàng trăm năm sinh sống.
Bản là nơi cư ngụ của hơn 700 cư dân đồng bào Thái, nằm bên dòng Nậm Xan hiền hòa. Ảnh: Hồ Phương
Từ xa xưa đến nay, những người đàn ông ở bản Tùng Hương vẫn giữ thói quen đi săn cá vào những mùa nắng nóng dưới dòng Nậm Xan hiền hòa.
Từ xưa đến nay, những người đàn ông ở bản Tùng Hương vẫn giữ thói quen đi săn cá vào những mùa nắng nóng dưới dòng Nậm Xan. Ảnh: Hồ Phương
Những lúc rảnh rỗi, đàn ông bản Tùng Hương lại say với công việc đan lát. Những chiếc thúng, chiếc gùi, chiếc giỏ... ở bản đều do bàn tay khéo léo của họ làm ra.
Những lúc rảnh rỗi, đàn ông bản Tùng Hương lại say với công việc đan lát. Những chiếc thúng, chiếc gùi, chiếc giỏ... ở bản đều do bàn tay khéo léo của họ làm ra.

Phụ nữ bản Tùng Hương, từ trẻ nhỏ cho đến khi đã già, khi lên nương, xuống ruộng, đều gắn liền với chiếc gùi. Ảnh: Hồ Phương
Phụ nữ bản Tùng Hương, từ trẻ nhỏ cho đến khi đã già, khi lên nương, xuống ruộng, đều gắn liền với chiếc gùi. Ảnh: Hồ Phương
Dù đi đâu hay làm gì, những người phụ nữ đồng bào Thái (thuộc dòng Thái tày Mường) ở bản Tùng Hương vẫn luôn mặc bộ đồ truyền thống của đồng bào dân tộc mình.
Họ cũng rất có ý thức trong việc giữ gìn trang phục truyền thống. Phụ nữ bản này vẫn giữ nghề dệt thổ cẩm để tạo nên tấm váy của người Thái Tày Mường. Ảnh: Hồ Phương
Trẻ em gái ở bản Tùng Hương cũng ngay từ nhỏ đã được mặc trang phục truyền thống. Ảnh: Hồ Phương
Trẻ em gái ở bản Tùng Hương ngay từ nhỏ đã được mặc trang phục truyền thống. Ảnh: Hồ Phương
Dụng cụ ép măng cổ xưa của người Thái ở Tùng Hương. Đây là 1 khâu quan trọng trước khi đưa măng ra phơi.
Bản cổ còn lưu giữ nhiều vật dụng hay phương pháp lao động từ xa xưa. Chẳng hạn như đây là một dụng cụ ép măng được truyền lại qua nhiều đời. Măng được ép bằng cách này trước khi đưa ra phơi. Ảnh: Hồ Phương
Những miếng măng khô được phơi trên tấm nan bằng nứa ở bản Tùng Hương.
Măng là một "đặc sản" của bản. Người dân phơi chúng trên những liếp nứa đan thủ công, dưới nắng. Ảnh: Hồ Phương
Một điều đặc biệt, làm nên nét khác lạ đặc trưng ở bản Tùng Hương là những đêm mùa đông lạnh giá, trên dòng suối Nậm Xan, những người dân bản lại í ới rủ nhau đi xúc cá đêm. Theo người bản thì tục này đã có hàng trăm năm và luôn mang đến nét thú vị cho những vị khách ghé thăm mảnh đất này.
Một điều đặc biệt, làm nên nét khác lạ đặc trưng ở bản Tùng Hương là những đêm mùa đông lạnh giá, trên dòng suối Nậm Xan, những người dân bản lại í ới rủ nhau đi xúc cá đêm. Theo người bản thì tục này đã có hàng trăm năm và luôn mang đến nét thú vị cho những vị khách ghé thăm mảnh đất này.

Tác giả: Hồ Phương

Nguồn tin: Báo Nghệ An

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP