Ngày 3/7, ông Lê Xuân Quý, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Krông Bông (Đắk Lắk), cho biết lãnh đạo phòng đã có tờ trình UBND huyện xin thêm chỉ tiêu biên chế giáo viên, nhân viên trường học và bố trí kinh phí xây dựng cơ sở vật chất còn thiếu của điểm trường THCS Cư Pui tại thôn Ea Lang.
Trước đó, nhằm ổn định dân di cư tự do trên địa bàn, năm 2015, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt xây dựng điểm trường THCS Cư Pui. Đến cuối năm 2016, công trình hoàn thành, có 8 phòng học với tổng chi phí đầu tư gần 4 tỷ đồng, được trang bị đầy đủ bàn ghế.
Dự kiến, điểm trường này phục vụ khoảng 400 học sinh THCS tại các thôn Ea Lang, Ea Rớt, Ea Uôl, Cư Rang, Cư Tê, Ea Bar. Đây là những thôn có điều kiện kinh tế khó khăn, nằm cách xa khu trung tâm xã từ 10-20 km.
Trước đó, nhằm ổn định dân di cư tự do trên địa bàn, năm 2015, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt xây dựng điểm trường THCS Cư Pui. Đến cuối năm 2016, công trình hoàn thành, có 8 phòng học với tổng chi phí đầu tư gần 4 tỷ đồng, được trang bị đầy đủ bàn ghế.
Dự kiến, điểm trường này phục vụ khoảng 400 học sinh THCS tại các thôn Ea Lang, Ea Rớt, Ea Uôl, Cư Rang, Cư Tê, Ea Bar. Đây là những thôn có điều kiện kinh tế khó khăn, nằm cách xa khu trung tâm xã từ 10-20 km.
Trường THCS Cư Pui xây dựng gần 4 tỷ đồng rồi bỏ hoang. Ảnh: Minh Quý.
Tuy nhiên, sau 6 tháng hoàn thiện, điểm trường này vẫn không thể đưa vào hoạt động. Dù chưa sử dụng ngày nào, nhiều vị trí trên tường đã bong tróc sơn, loang lổ, úa màu, công tắc điện chưa sử dụng đã hỏng.
Ngoài ra, điểm trường vẫn chưa có cổng, tường rào, nhà vệ sinh, nhà hiệu bộ, nhà công vụ cho giáo viên, và cũng chưa có giếng nước, nhà để xe…
Khi bàn giao công trình, UBND huyện Krông Bông yêu cầu trường THCS Cư Pui tiếp quản, đưa vào sử dụng nhưng không bố trí biên chế giáo viên, nên trường bị “đắp chiếu”.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui, cho biết thiếu vốn nên vẫn chưa thể đầu tư các hạng mục còn lại.
Vừa qua, UBND xã đã kiến nghị huyện tiếp tục đầu tư các hạng mục còn thiếu, đồng thời tăng cường biên chế giáo viên, nhằm đảm bảo việc dạy và học tại điểm trường mới.
“Để bảo vệ công trình trong thời gian chưa hoạt động, xã đã vận động người dân địa phương góp tiền thuê một nhân viên bảo vệ trông coi với thù lao 1,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, do điểm trường này nằm xa khu dân cư, công tác bảo vệ chưa được tốt”, ông Tâm nói.
Hành lang, tường công trình bẩn. Ảnh: Minh Quý.
Ông Lê Xuân Quý cho biết thêm Phòng GD&ĐT huyện đang phối hợp Phòng Tài chính lên phương án để đưa trường vào hoạt động đầu năm học 2017-2018.
“Trước mắt, phòng sẽ xây dựng tạm nhà vệ sinh, bố trí giáo viên ở các địa bàn vùng I, II vào giảng dạy tại điểm trường Cư Pui. Về lâu dài, UBND huyện đang bố trí để xây dựng các hạng mục còn thiếu của công trình”, ông Quý thông tin thêm.
Tác giả bài viết: Tây Nguyên
Nguồn tin: