► Nỗi hoài nghi vợ suốt 3 năm của người cha bị trao nhầm con
► Phát hiện bệnh viện trao nhầm con sau lần gặp đứa trẻ ở làng bên
Bạc tóc nỗi thương con oan ức
Ngả ra 2 chiếc ghế xếp, mắc lên chiếc mùng vừa đủ trùm lên ghế, ông Nguyễn Duy Nguyên, bố vợ anh Vũ Đình Khiên hơi ngại ngần nói với PV VietNamNet: “con ngủ với chú một đêm bên vỉa hè nhé, chú con mình nói chuyện”.
Nơi chúng tôi qua đêm là một phần của vỉa hè đường, được trùm lên bằng một mái tôn dài, ban ngày dùng để làm quán bán hàng và sửa xe máy, ban đêm biến thành giường ngủ.
Đến bao giờ những thân phận khổ đau ấy tìm đượctiếng nói chung vì tương lai 2 cháu bé?
Đã hàng trăm đêm, gia đình nhỏ này đã luân phiên qua đêm trên những chiếc ghế xếp tạm bợ, để dành cái giường duy nhất cho 2 đứa cháu gái nhỏ.
Trong đêm yên ắng, tiếng người già rầm rì kể về những năm tháng dằn vặt, nghe não nề. “Đến hôm nay, chú mới thấy thực sự nhẹ lòng, mới thanh thản uống được chén rượu mà lòng không còn đau nữa”, ông Nguyên tâm sự.
Kể từ ngày cháu gái nhỏ tròn 1 tuổi, ông thầm cảm nhận được những xáo trộn tâm lý của 2 vợ chồng cô con gái đầu. Những tiếng thở dài của con rể, sự trầm mặc của con gái, những tiếng đồn thổi của hàng xóm láng giềng, những câu đùa vô tâm của người khác… khiến lòng ông bà như rỉ máu.
Đã 2 tháng trôi qua, chị Liên vẫn chưa thể thíchứng với sự thật đau lòng.
Vợ ông là con liệt sỹ, bản thân gia đình ông di cư làm phu đồn điền cao su tại đất Bình Phước này từ năm 1928, gia đình cũng có người có công trải qua 2 cuộc kháng chiến.
“Tuy gia đình tôi nghèo, chạy ăn từng bữa, nhưng chưa hề có điều tiếng gì lâu nay. Không thể lý giải nổi chuyện gì đã xảy ra, để đỡ áp lực cho con gái, tôi chỉ biết nói khéo rằng cháu giống ông bà nội tận ngoài Bắc, mỗi khi có người gợi chuyện tế nhị này. Bà ấy còn khóc được cho nhẹ lòng. Tôi biết khóc với ai?”, ông Nguyên nói.
12h đêm, chị Nguyễn Thị Thu Trang lụi cụi dắt xe ra đường. Đêm nay, chị phải đi đón hộ chuyến hàng sớm để kiếm thêm thu nhập. Nhìn con gái khuất dần trong bóng đêm, ông Nguyên thở dài cho biết, suốt 2 tháng nay bấn bíu với chuyện nhận con nhận cháu, cả đại gia đình ông không còn tâm trí đâu để kiếm sống.
Bà Ché chỉ có một khao khát duy nhất: ai cũng là cháu của bà!
“Thu nhập của cả gia đình giờ chỉ trông chờ vào việc bán cháo lòng, bán nước, mà giờ như tê liệt hết. Thằng Khiên thì xin nghỉ không lương cả 2 tháng nay. Việc bán bánh của tôi cũng phập phù, vì ở nhà phụ để chúng nó có thời gian lo việc đón cháu về”.
Nhưng việc đón cháu đến giờ này vẫn chưa đâu vào đâu, 2 gia đình vẫn chưa thống nhất được. Mới hết lo chút đỉnh, nay lại dồn dập những cái lo khác”, ông Nguyên thở dài, điếu thuốc đỏ rực lên trong đêm mưa.
3 năm 7 tháng trời nước mắt chưa thôi rơi
Ôm chặt lấy bé Lan Anh, cháu gái thực sự đã được vợ chồng anh Khiên nuôi nấng vào lòng, mắt bà Thị Ché đỏ hoe, răng cắn chặt… khi nghe thấy tiếng gào khóc cất lên từ trong chái bếp. Chị Thị Liên, con gái bà, vẫn chưa chấp nhận được sự thật quá sốc này. Mỗi khi có người nhà bên kia đến, bị kích động, chị vẫn lăn ra đất gào khóc, tay ôm chặt bé Ngọc Yến không rời.
Đã 3 năm 7 tháng, cuộc sống của bà Ché luôn xoayquanh sự vất vả, nỗi buồn và những giọt nước mắt.
Điều đau lòng nhất đối với 2 gia đình, là chị Liên đang mang thai, chỉ còn 1 tháng nữa là sinh nở. Mọi người vừa phải tìm cách hạn chế tối đa sự kích động của chị, vừa phải làm sao hoá giải nỗi nhớ nhung của 2 gia đình khi muốn được gặp cháu gái, con gái thực sự của mình.
“Vợ chồng nó có đăng ký cưới xin gì đâu. Chồng nó đi biền biệt, nó mang thai chỉ một mình tôi chăm sóc. Con bé Yến từ lúc sinh ra, lớn đến giờ, cũng một mình tôi chăm. Con Yến được 3 tuổi thì chồng nó về, nó lại mang thai, rồi chồng nó lại đi mất hút.”
Đến bao giờ con gái về với bố?
“Khi biết chuyện, biết con bé Lan Anh là cháu mình rồi, tôi có nói với con Liên là con mình thì phải thương lấy nó, nhận nó đi. Thế mà nó không chịu, còn chửi tôi, còn dọa đánh cả tôi”, bà Ché khóc.
“5 con người của cả cái nhà này chỉ trông chờ vào tiền của chồng tôi và con trai đi làm thuê hàng ngày để sống, bữa nào biết bữa đó. Cái nhà gạch kia vay tiền để xây giờ cũng chưa trả hết. Nhiều bữa con bé Yến thèm sữa, tôi phải mang con gà đi bán khắp xóm mới có tiền. Nó yếu lắm, đau bệnh suốt, đi khám bác sỹ bảo bị suy dinh dưỡng độ 2.
Chồng tôi hôm nọ đi làm thuê bị kiệt sức, phải vào bệnh viện nằm suốt 6 ngày. Tất cả miệng ăn đều trông vào thằng con đi làm thuê. Cả cái ấp này còn ai khổ như tôi không? Có ai khóc suốt khi kể về con cái như tôi không?”, bà Ché không cầm được nước mắt.
Ông Nguyên đã phải vượt qua những tháng ngày mànước mắt cũng không thể chảy ra nổi.
Trong căn bếp dựng lên bằng liếp tuềnh toàng, chị Liên nằm ôm chặt bé Ngọc Yến. Bên cạnh cái lều, bữa trưa cho bà bầu sắp sinh chỉ có cơm trắng, một trái bầu, dăm cọng hành, dăm cọng ngò thơm.
Đứng từ phía vườn, mắt đăm đăm nhìn vào cô con gái thực sự, gầy guộc, xanh rớt, suy dinh dưỡng đến độ thấp hơn hẳn bạn cùng lứa gần 1 cái đầu… đang nằm trong bếp, anh Khiên trào nước mắt. Anh không dám bước vào bế con.
Trong thời điểm này, vẫn không có ai giúp những con người cơ khổ, gỡ mớ bòng bong rối rắm đầy nước mắt này.
Tác giả bài viết: Việt Đông