Vừa qua, sự việc một học sinh lớp 5 bị bệnh tim tử vong trong quá trình học bơi khiến nhiều người xót xa.
Nguyên nhân em học sinh này tử vong là do bệnh tim bẩm sinh tái phát. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi: Nguyên tắc của việc học bơi là những người bị bệnh tim mạch, huyết áp…không được tham gia.
Vậy, trong sự việc này, nhà trường và giáo viên dạy bơi đã cảnh báo điều này với phụ huynh hay chưa? Lúc xảy ra sự việc nhân viên y tế đâu?
Liên quan đến vấn đề này, anh Đỗ Duy Vinh - Cán bộ Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia cho biết: “Trong nội quy của bất cứ bể bơi nào cũng cấm những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, say rượu…tham gia. Những người bị bệnh tim mạch càng không được tham gia học bơi. Bởi lẽ, bơi lội là một trong những môn thể thao tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.
Câu chuyện một học sinh lớp 5 vì tái phát bệnh tim trong quá trình học bơi là câu chuyện đau lòng. Tuy nhiên, ta có thể thấy, trong câu chuyện này, nhà trường mà điển hình ở đây là giáo viên dạy bơi đã quá bất cẩn.
Trước khi hướng dẫn cho các con các động tác của môn bơi, giáo viên phụ trách phải có sự trao đổi thông tin kỹ về tình hình sức khỏe của các con với phụ huynh học sinh.
Điều quan trọng là những học sinh có các bệnh về tim mạch, phổi, hen, cao huyết áp… giáo viên phải có định hướng và kiểm soát chặt chẽ với học sinh trong suốt quá trình học sinh ở bể”.
Trước đó, báo Infonet đã đưa tin, sáng 26/6 em Nguyễn Thị Hương G. – học sinh lớp 5A6 trường Tiểu học Mai Động (Hà Nội) thì bị ngất trong quá trình học bơi. Ngay sau khi phát hiện sự việc, cán bộ nhà trường cùng phụ huynh đã nhanh chóng đưa học sinh đi cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn nhưng em này đã tử vong vào sáng 27/6.
Phía bệnh viện xác định học sinh tử vong do bệnh tim, trong bụng không có nước. Gia đình học sinh cũng đã xác nhận việc này.
Được biết, từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017, Phòng Giáo dục- Đào tạo các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã triển khai 2 mô hình phổ cập bơi là xây dựng bể bơi mini trong trường học (đối với những trường có đủ diện tích), hoặc lắp đặt “bể bơi thông minh”. Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với các đơn vị có bể bơi trên địa bàn để dạy bơi cho học sinh, trong đó trọng tâm là học sinh tiểu học.
Cũng liên quan đến mô hình phổ cập bơi, phản ánh đến báo Infonet, một phụ huynh có con theo học tại trường Tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) cho hay: "Trường con tôi, học sinh học bơi 14 buổi mà nhiều em còn chưa biết các kỹ năng cơ bản".
"Được biết, nhà trường mời công ty liên kết bên ngoài vào dạy, trong khi đó, 1 ca học có 35-40 học sinh. Sau khi học sinh học bơi 14 buổi, có kiểm tra chất lượng, rất nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu. Trong khi đó, nếu học tại các bể bơi bên ngoài, chỉ 3-4 buổi học sinh có thể bơi được vài nhịp" - Phụ huynh này cho biết thêm.
Hỏi về vấn đề học phí, phụ huynh này cho biết: "Một khóa học của con tôi là 1,2 triệu/14 buổi nhưng học hết 14 buổi rất nhiều em chưa biết bơi. Trong khi đó, nhiều trường chỉ thu 800 nghìn/14 buổi".
Vậy tại sao lại có sự chênh lệch về giá cả khi cùng một nội dung và cùng số lượng buổi học như vậy?
Một số yêu cầu của bể bơi thông minh tại các trường tiểu học:
Bể bơi thông minh được xây lắp thí điểm tại trường học sẽ được bảo đảm tuyệt đối các yêu cầu về vệ sinh như bể bơi đảm bảo tiêu chuẩn quy định, được đặt trong nhà thể chất tránh được bụi bẩn; sử dụng máy lọc tuần hoàn làm sạch nước, thay nước thường xuyên, có chuyên gia xử lý nước; học sinh được tắm tráng trước và sau mỗi lần bơi.
Đặc biệt, vấn đề an toàn cho trẻ tham gia học bơi được đưa lên hàng đầu với việc 100% giáo viên được đào tạo chuyên ngành, có chứng chỉ cứu đuối; mỗi giờ học không quá 25 học sinh/giáo viên theo đúng quy định; các giờ học đều có nhân viên cứu hộ và y tế trực; 100% học sinh được mua bảo hiểm khi tham gia học bơi.
Nguyên nhân em học sinh này tử vong là do bệnh tim bẩm sinh tái phát. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi: Nguyên tắc của việc học bơi là những người bị bệnh tim mạch, huyết áp…không được tham gia.
Vậy, trong sự việc này, nhà trường và giáo viên dạy bơi đã cảnh báo điều này với phụ huynh hay chưa? Lúc xảy ra sự việc nhân viên y tế đâu?
Liên quan đến vấn đề này, anh Đỗ Duy Vinh - Cán bộ Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia cho biết: “Trong nội quy của bất cứ bể bơi nào cũng cấm những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, say rượu…tham gia. Những người bị bệnh tim mạch càng không được tham gia học bơi. Bởi lẽ, bơi lội là một trong những môn thể thao tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.
Câu chuyện một học sinh lớp 5 vì tái phát bệnh tim trong quá trình học bơi là câu chuyện đau lòng. Tuy nhiên, ta có thể thấy, trong câu chuyện này, nhà trường mà điển hình ở đây là giáo viên dạy bơi đã quá bất cẩn.
Trước khi hướng dẫn cho các con các động tác của môn bơi, giáo viên phụ trách phải có sự trao đổi thông tin kỹ về tình hình sức khỏe của các con với phụ huynh học sinh.
Điều quan trọng là những học sinh có các bệnh về tim mạch, phổi, hen, cao huyết áp… giáo viên phải có định hướng và kiểm soát chặt chẽ với học sinh trong suốt quá trình học sinh ở bể”.
Trước đó, báo Infonet đã đưa tin, sáng 26/6 em Nguyễn Thị Hương G. – học sinh lớp 5A6 trường Tiểu học Mai Động (Hà Nội) thì bị ngất trong quá trình học bơi. Ngay sau khi phát hiện sự việc, cán bộ nhà trường cùng phụ huynh đã nhanh chóng đưa học sinh đi cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn nhưng em này đã tử vong vào sáng 27/6.
Phía bệnh viện xác định học sinh tử vong do bệnh tim, trong bụng không có nước. Gia đình học sinh cũng đã xác nhận việc này.
Được biết, từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017, Phòng Giáo dục- Đào tạo các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã triển khai 2 mô hình phổ cập bơi là xây dựng bể bơi mini trong trường học (đối với những trường có đủ diện tích), hoặc lắp đặt “bể bơi thông minh”. Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với các đơn vị có bể bơi trên địa bàn để dạy bơi cho học sinh, trong đó trọng tâm là học sinh tiểu học.
Cũng liên quan đến mô hình phổ cập bơi, phản ánh đến báo Infonet, một phụ huynh có con theo học tại trường Tiểu học Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) cho hay: "Trường con tôi, học sinh học bơi 14 buổi mà nhiều em còn chưa biết các kỹ năng cơ bản".
"Được biết, nhà trường mời công ty liên kết bên ngoài vào dạy, trong khi đó, 1 ca học có 35-40 học sinh. Sau khi học sinh học bơi 14 buổi, có kiểm tra chất lượng, rất nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu. Trong khi đó, nếu học tại các bể bơi bên ngoài, chỉ 3-4 buổi học sinh có thể bơi được vài nhịp" - Phụ huynh này cho biết thêm.
Hỏi về vấn đề học phí, phụ huynh này cho biết: "Một khóa học của con tôi là 1,2 triệu/14 buổi nhưng học hết 14 buổi rất nhiều em chưa biết bơi. Trong khi đó, nhiều trường chỉ thu 800 nghìn/14 buổi".
Vậy tại sao lại có sự chênh lệch về giá cả khi cùng một nội dung và cùng số lượng buổi học như vậy?
Một số yêu cầu của bể bơi thông minh tại các trường tiểu học:
Bể bơi thông minh được xây lắp thí điểm tại trường học sẽ được bảo đảm tuyệt đối các yêu cầu về vệ sinh như bể bơi đảm bảo tiêu chuẩn quy định, được đặt trong nhà thể chất tránh được bụi bẩn; sử dụng máy lọc tuần hoàn làm sạch nước, thay nước thường xuyên, có chuyên gia xử lý nước; học sinh được tắm tráng trước và sau mỗi lần bơi.
Đặc biệt, vấn đề an toàn cho trẻ tham gia học bơi được đưa lên hàng đầu với việc 100% giáo viên được đào tạo chuyên ngành, có chứng chỉ cứu đuối; mỗi giờ học không quá 25 học sinh/giáo viên theo đúng quy định; các giờ học đều có nhân viên cứu hộ và y tế trực; 100% học sinh được mua bảo hiểm khi tham gia học bơi.
Tác giả: Hoàng Thanh
Nguồn tin: Báo Infonet
Nguồn tin: Báo Infonet