Ngày 27/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng đến thăm và đặt vòng hoa tại nhà tưởng niệm tàu chiến USS Arizona ở Trân Châu Cảng, Hawaii. Ảnh: Reuters.
Đây là lần đầu tiên lãnh đạo hai nước từng là kẻ thù trong thế chiến cùng đến thăm địa điểm này. Ông Abe cũng là một trong những lãnh đạo Nhật hiếm hoi tới Trân Châu Cảng. Ảnh: Reuters.
Theo BBC, sau khi viếng thăm nhà tưởng niệm, hai nhà lãnh đạo lần lượt có bài phát biểu. Ông Abe gửi "lời chia buồn chân thành và vô tận" đến các nạn nhân trong vụ tấn công Trân Châu Cảng của quân đội Nhật 75 năm trước. Ảnh: Reuters.
"Chúng ta không bao giờ được lặp lại những điều kinh hoàng mà chiến tranh gây ra. Đây là lời thề thiêng liêng của người dân Nhật Bản", ông Abe nói. Ảnh: Reuters.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Obama nhấn mạnh Mỹ và Nhật đã "chọn tình bạn và hòa bình" và mối quan hệ đồng minh trong nhiều thập kỷ đã giúp hai nước đạt được nhiều thành tựu. "Hôm nay, liên minh Mỹ - Nhật không chỉ dựa trên lợi ích chung mà khắc sâu những giá trị phổ quát, là hòn đá tảng của hòa bình và văn minh tại châu Á - Thái Bình Dương và là động lực thúc đẩy sự tiến bộ trên toàn cầu. Liên minh của chúng ta chưa bao giờ mạnh mẽ hơn lúc này", tổng thống Mỹ nói. Ảnh: Getty
Trân Châu Cảng là địa danh lịch sử nổi tiếng nhất của quần đảo Hawaii thuộc Mỹ. Chiến trường này là nơi quân đội đế quốc Nhật Bản tiến hành hai vụ không kích bất ngờ vào ngày 17/2/1941, khiến hơn 2.400 binh sĩ và dân thường Mỹ thiệt mạng. Sau cuộc tấn công, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố đây là "ngày sẽ sống mãi trong nỗi ô nhục" và nước Mỹ đã bắt đầu tham gia Thế chiến II. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Nhật chào hỏi cựu hộ lý quân y Sterling Cale (áo xanh), người sống sót trong vụ tấn công Trân Châu Cảng năm 1941. Ảnh: Getty.
Đúng như dự đoán, ông Abe không đưa ra lời xin lỗi về vụ tấn công khiến nước Mỹ bàng hoàng. Tuy nhiên theo cựu binh Alfred Rodrigues, người sống sót trong trận chiến Trân Châu Cảng, lời xin lỗi đã không còn cần thiết. "Chiến tranh là vậy. Họ làm những gì họ được cho là phải làm và chúng ta cũng làm những gì chúng ta được cho là phải làm", ông nói với Guardian. Ảnh: Getty.
Thông cáo của Nhà Trắng cho biết chuyến thăm Trân Châu Cảng của hai nhà lãnh đạo thể hiện "sức mạnh của sự hòa giải". Ảnh: Getty.
Trước đó 7 tháng, Tổng thống Obama từng đến thăm Hiroshima, nơi Mỹ thả bom nguyên tử vào năm 1945. Ông Obama cũng không đưa ra lời xin lỗi về vụ tấn công khiến 140.000 người dân thành phố Nhật thiệt mạng. Ảnh: Getty.
Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các vấn đề an ninh, kinh tế và biến đổi khí hậu. Đây cũng là lần gặp gỡ cuối cùng giữa ông Abe và ông Obama trước khi tổng thống Mỹ kết thúc nhiệm kỳ. Ảnh: Reuters.
Đây là lần đầu tiên lãnh đạo hai nước từng là kẻ thù trong thế chiến cùng đến thăm địa điểm này. Ông Abe cũng là một trong những lãnh đạo Nhật hiếm hoi tới Trân Châu Cảng. Ảnh: Reuters.
Theo BBC, sau khi viếng thăm nhà tưởng niệm, hai nhà lãnh đạo lần lượt có bài phát biểu. Ông Abe gửi "lời chia buồn chân thành và vô tận" đến các nạn nhân trong vụ tấn công Trân Châu Cảng của quân đội Nhật 75 năm trước. Ảnh: Reuters.
"Chúng ta không bao giờ được lặp lại những điều kinh hoàng mà chiến tranh gây ra. Đây là lời thề thiêng liêng của người dân Nhật Bản", ông Abe nói. Ảnh: Reuters.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Obama nhấn mạnh Mỹ và Nhật đã "chọn tình bạn và hòa bình" và mối quan hệ đồng minh trong nhiều thập kỷ đã giúp hai nước đạt được nhiều thành tựu. "Hôm nay, liên minh Mỹ - Nhật không chỉ dựa trên lợi ích chung mà khắc sâu những giá trị phổ quát, là hòn đá tảng của hòa bình và văn minh tại châu Á - Thái Bình Dương và là động lực thúc đẩy sự tiến bộ trên toàn cầu. Liên minh của chúng ta chưa bao giờ mạnh mẽ hơn lúc này", tổng thống Mỹ nói. Ảnh: Getty
Trân Châu Cảng là địa danh lịch sử nổi tiếng nhất của quần đảo Hawaii thuộc Mỹ. Chiến trường này là nơi quân đội đế quốc Nhật Bản tiến hành hai vụ không kích bất ngờ vào ngày 17/2/1941, khiến hơn 2.400 binh sĩ và dân thường Mỹ thiệt mạng. Sau cuộc tấn công, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố đây là "ngày sẽ sống mãi trong nỗi ô nhục" và nước Mỹ đã bắt đầu tham gia Thế chiến II. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Nhật chào hỏi cựu hộ lý quân y Sterling Cale (áo xanh), người sống sót trong vụ tấn công Trân Châu Cảng năm 1941. Ảnh: Getty.
Đúng như dự đoán, ông Abe không đưa ra lời xin lỗi về vụ tấn công khiến nước Mỹ bàng hoàng. Tuy nhiên theo cựu binh Alfred Rodrigues, người sống sót trong trận chiến Trân Châu Cảng, lời xin lỗi đã không còn cần thiết. "Chiến tranh là vậy. Họ làm những gì họ được cho là phải làm và chúng ta cũng làm những gì chúng ta được cho là phải làm", ông nói với Guardian. Ảnh: Getty.
Thông cáo của Nhà Trắng cho biết chuyến thăm Trân Châu Cảng của hai nhà lãnh đạo thể hiện "sức mạnh của sự hòa giải". Ảnh: Getty.
Trước đó 7 tháng, Tổng thống Obama từng đến thăm Hiroshima, nơi Mỹ thả bom nguyên tử vào năm 1945. Ông Obama cũng không đưa ra lời xin lỗi về vụ tấn công khiến 140.000 người dân thành phố Nhật thiệt mạng. Ảnh: Getty.
Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các vấn đề an ninh, kinh tế và biến đổi khí hậu. Đây cũng là lần gặp gỡ cuối cùng giữa ông Abe và ông Obama trước khi tổng thống Mỹ kết thúc nhiệm kỳ. Ảnh: Reuters.
Tác giả bài viết: Đông Phong
Nguồn tin: