Trường hợp của chị Nguyễn Thị L. (SN 1975), người mới đây đăng tải tâm sự tủi nhục suốt 18 năm bị bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần là một ví dụ tiêu biểu.
Đọc những dòng tâm trạng mà chị chia sẻ trên mạng xã hội đã thấy nhói lòng, nhưng nhìn hình ảnh chị L. ngoài đời thực còn thấy xót xa hơn. Đưa tấm ảnh trong điện thoại do chính con gái chụp ngày bị chồng - là Đỗ Duy K. (SN 1973), ở xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đánh, chị L. nói: “Cô xem, có ông chồng nào lại đánh vợ từng “chung lưng đấu cật” suốt 18 năm trời như thế này hay không?”
Hồi tưởng lại quãng thời gian xưa cũ, chị tâm sự: “Nhà tôi trước đây nghèo lắm, là con thứ trong gia đình nhưng tôi cũng phải lo toan như con trưởng. Tôi và chồng tôi quen nhau từ thời hai đứa chưa có gì. Hồi còn trai trẻ, anh K. đã nổi tiếng ăn chơi, bài bạc, rượu chè…nhưng hồi đó tôi gạt hết mọi lời khuyên can của anh em, bạn bè. Tình yêu mù quáng đã khiến tôi nghĩ, lấy nhau rồi tôi có thể cảm hóa được. Nhưng sự thật là tôi đã lầm!”
Đọc những dòng tâm trạng mà chị chia sẻ trên mạng xã hội đã thấy nhói lòng, nhưng nhìn hình ảnh chị L. ngoài đời thực còn thấy xót xa hơn. Đưa tấm ảnh trong điện thoại do chính con gái chụp ngày bị chồng - là Đỗ Duy K. (SN 1973), ở xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đánh, chị L. nói: “Cô xem, có ông chồng nào lại đánh vợ từng “chung lưng đấu cật” suốt 18 năm trời như thế này hay không?”
Hồi tưởng lại quãng thời gian xưa cũ, chị tâm sự: “Nhà tôi trước đây nghèo lắm, là con thứ trong gia đình nhưng tôi cũng phải lo toan như con trưởng. Tôi và chồng tôi quen nhau từ thời hai đứa chưa có gì. Hồi còn trai trẻ, anh K. đã nổi tiếng ăn chơi, bài bạc, rượu chè…nhưng hồi đó tôi gạt hết mọi lời khuyên can của anh em, bạn bè. Tình yêu mù quáng đã khiến tôi nghĩ, lấy nhau rồi tôi có thể cảm hóa được. Nhưng sự thật là tôi đã lầm!”
Hình ảnh chị L. chụp lại khi bị chồng bạo hành.
Chị L. kể, ban đầu cuộc sống hôn nhân của anh chị cũng êm ả. Chị sinh lần lượt 2 người con nên kinh tế gia đình rơi vào khủng hoảng, làm bao nhiêu cũng không đủ ăn.
May mắn trước đó, chị L. cũng tích góp được một khoản tiền kha khá lúc đi xuất khẩu lao động. Vì vậy, chị tính mở xưởng may, từ đó con chị mới có cái ăn cái mặc như người khác.
Chồng chị là trụ cột trong nhà nhưng thời điểm khó khăn nhất, anh K. chỉ ăn chơi, bài bạc không mảy may quan tâm mẹ con chị sống chết ra sao. Vậy nhưng, chị chưa bao giờ có một lời oán trách hay chê bai chồng.
“Càng ngày tính cách anh K. càng tệ, dù công việc nhà xưởng luôn bận rộn, nhưng K. không hề muốn làm. Cả ngày anh chỉ biết tìm cách moi móc, vay tiền để lao vào cờ bạc, rượu chè.
Những khi buôn bán không được, không có tiền đưa thì anh K. lại lao vào đánh đập không thương tiếc. Cứ thế tôi luôn cắn răng chịu đựng, mong một ngày tình nghĩa vợ chồng cảm hóa được anh.
Ngoài số tiền đưa cho thường xuyên, số tiền mà anh vay mượn cá độ, bài bạc, tôi phải chắt chiu từng đồng một để trả nợ. Nhưng không những anh chẳng trân trọng mà ngày càng quá quắt, bạo hành ngày càng thường xuyên và nặng nề hơn”.
18 năm chung sống là 18 năm người phụ nữ ngày phải sống trong cảnh cơm chan nước mắt. Chị luôn nhẫn nhục vì con vì cái, chưa bao giờ chị dám lên tiếng vì sợ khi phản ứng thì chồng không chỉ đánh chị mà con chị cũng “lãnh đủ”.
“Có những lúc anh K. dã man đến mức cầm dao hay bát phi vào đầu tôi. Mới chỉ cách đây vài tháng, K. cầm dao phi vào đầu tôi, may tôi được bà con đưa đi cấp cứu. Vết thương đó phải khâu 10 mũi và để lại sẹo suốt đời. Con gái lớn cứ bênh tôi là anh K. lao vào đánh cả hai mẹ con, rồi tức giận vác dao đuổi, ba mẹ con chỉ biết chạy đi cầu cứu…”.
Cũng theo chị L, nỗi đau mà chồng chị gây ra không chỉ về mặt thể xác mà còn là sự tổn thương lớn về tinh thần. Những câu chửi bới, xúc phạm, vùi dập khiến chị đau xé lòng. Chị đau đớn cho biết, gần 20 năm nay, chị sống trong xấu hổ tủi nhục khi bị chà đạp về nhân phẩm.
Chị sống trong sợ hãi mỗi khi anh K. buông lời chửi bới, đe dọa tính mạng của chị và những người thân bên nhà ngoại. Chị chỉ biết cam chịu và nhẫn nhục vì con ngày này qua ngày khác.
Tác giả bài viết: Ngọc Quỳnh