Kinh tế

Quỳ Hợp: Phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc mùa mưa

Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, khí hậu có những diễn biến thất thường làm cho đàn gia súc, gia cầm chưa kịp thích nghi và giảm sức đề kháng. Đây là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh gây dịch. Để chủ động trong phòng chống dịch bệnh và bảo vệ đàn gia súc, gia cầm huyện Qùy Hợp đã tăng cường nhiều biện pháp triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.

Quỳ Hợp có tổng đàn bò 14.200 con


Gia đình bà Sầm Thị In ở bản Nhang cũng như nhiều hộ khác ở trên địa bàn huyện, phát triển kinh tế chủ yếu nhờ vào chăn nuôi trâu, bò và sản xuất lúa. Để đảm bảo đàn trâu, bò khỏe mạnh, phát triển tốt, Như mọi năm gia đình bà In đã luôn chú trọng phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh xung quanh chuồng trại cho đàn vật nuôi. Ngoài việc bố trí khu chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, thoáng mát gia đình bà cũng thường xuyên phun thuốc, rắc vôi bột để tiêu độc, khử trùng chuồng trại và tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Nhờ đó, đàn gia súc luôn phát triển tốt, khỏe mạnh, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Bà con nhân dân quét giọn chuồng trại của gia đình và rắc vôi khử trùng chuồng trại


Bà Sầm Thị In, Bản Nhang, Châu Cường, QH cho hay: “Trong những ngày mưa ni nhờ có thú y xã xuống bày cho chúng tôi khi mưa thì phải quét giọn chuồng trại rồi phun thuốc khử con vi trùng cho gà, vịt lợn rồi trâu bò rồi là những ngày mưa không đi thả rông, gia đình đi cắt cỏ rồi rơm rạ trong nhà hàng ngày cho trâu bò, nên trâu bò lợn gà của chúng tôi là ổn định”

Khi trời mưa bà con cắt cỏ cho đàn gia súc của gia đình


Châu Cường là một xã vùng cao của huyện Quỳ Hợp, là xã chịu thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ vừa qua, có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn của huyện, Trong đó tổng đàn trâu, bò là trên 2.700 con, trong những năm qua xã đã tích cực, chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm phòng định kỳ đạt tỷ lệ trên 80%, nhờ làm được như vậy cho nên trong những ngày mưa lũ vừa qua ở xã Châu Cường không có con nào bị mắc bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Ông Lưu Xuân Điểm, CT UBND xã Châu Cường, Quỳ Hợp cho biết:

“Hàng năm đến mùa mưa bão và mùa đông thì xã đã có phương án để triển khai cho bà con để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm do đó thứ nhất bảo đảm nguồn thức ăn xã Châu Cường đã triển khai đề án cai tạo vườn hoang vườn tạp khai thác tối đa nguồn đất vườn để trồng cỏ voi, chuối và hội nông dân phát động phong trào tích trữ rơm và xã tổ chức trao giải. Phối hợp với trạm thú y huyện làm tốt công tác tiêm phòng, khử độc tiêu trùng, vệ sinh khu chăn nuôi”

Hiện nay, huyện Quỳ Hợp có tổng đàn trâu, bò hơn 36.000 con, đàn lợn hơn 50.000 con và đàn gia cầm trên 600 nghìn con. Với phương châm phòng bệnh là chính, trạm thú y huyện đã rà soát, thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi trong diện tiêm phòng và hoàn thành tiêm phòng đợt 1 cho đàn vật nuôi, đồng thời triển khai cụ thể các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa này.

Anh Lê Anh Tú, Quyền Trạm trưởng trạm thú y huyện Quỳ Hợp cho biết: “Thực hiện công vă 2139 của Sở nông nghiệp về phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm trong mùa mưa bão thì trạm thú y huyện đã phống hợp với phòng nông nghiệp thực hiện hoàn thành tốt công tác tiêm phòng và tiêu độc khử trùng đợt 1 với tỷ lệ đạt 60-70%, sắp tới trạm sẽ tổ chức tiêm phòng đợt 2 LMLM . Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ở mức thấp nhất thì trạm chỉ đạo cơ sở thường xuyên bám sát địa bàn để hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cho người dân như che chắn các chuồng trại bị ẩm thấp, dữ trợ thức ăn để phục vụ cho gia súc tong ngày mưa, thường xuyên theo dõi tình hình đàn gia súc, gia cầm của gia đình nếu có biểu hiện như ốm hay dịch bệnh thì phải báo ngay để có biện pháp kịp thời, siết chặt công tác dịch vệ sinh ở các khu buôn bán, chủ động mua vôi, thuốc tiêu độc khử trùng để chủ động xử lý chuồng trại sau khi mưa ”.

Theo thông tin dự báo thời tiết trong những ngày tới thời tiết sẽ còn diễn diến rất phức tạp; Vì vậy, việc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trước trong và sau mùa mưa bão thì ngoài sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành, thì hơn hết các hộ chăn nuôi cần chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục để phòng ngừa, kiểm soát và xử lý dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm kịp thời, hiệu quả hơn.

Tác giả bài viết: Thanh Hợp

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP