Nhưng làm thế nào để buộc các bên tôn trọng phán quyết của tòa là một điều rất khó khăn.
Trong khi những phát hiện có tính ràng buộc về mặt pháp lý, Công ước về Luật Biển UNCLOS không có cơ quan thi hành và các chuyên gia pháp lý cũng nói rằng vẫn chưa rõ ràng những gì có thể được thực hiện nếu Trung Quốc bỏ qua phán quyết.
Philippines yêu cầu Toà ra tuyên bố yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc là bất hợp lệ.
Cựu ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario, người chỉ đạo hồ sơ vụ kiện Trung Quốc nói rằng một phán quyết thuận lợi đối với 15 vấn đề mà Philippines nêu ra, đặc biệt là yêu cầu tuyên bố yêu sách của Trung Quốc là bất hợp lệ chiếu theo UNCLOS, có thể là một đòn đau cho Bắc Kinh, và là thắng lợi tinh thần mang lại lợi thế cho Manila.
Nhà ngoại giao Philippines nhận xét, Manila có thể cùng với Washington và các quốc gia khác yêu cầu Bắc Kinh phải tuân thủ, trong các diễn đàn ngoại giao trên toàn cầu, kể cả trước Liên Hợp Quốc.
Nếu không chịu tuân theo, Trung Quốc có nguy cơ bị coi là một “Nhà nước không tuân thủ pháp luật” vào lúc đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị trên trường quốc tế.
Vậy, câu hỏi được nhiều người quan tâm: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Theo nhận định của Reuters, giới chức Trung Quốc không loại trừ hành động quân sự trong tương lai để thực thi các yêu cầu của mình, bao gồm xây dựng trên bãi cạn Scarborough hay sự áp đặt của một khu vực nhận diện phòng không ở Biển Đông.
Và chắc chắn, Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn trước những diễn biến như vậy. Phản ứng của Mỹ là tăng cường tuần tra vì tự do hàng không, hàng hải ở khu vực Biển Đông, ngăn chặn mọi âm mưu bành trướng, bá chủ của Trung Quốc.
Ngoài ra, các quốc gia láng giềng sẽ cảm thấy mối đe doạ từ Trung Quốc lớn hơn bao giờ hết, cách tự vệ duy nhất của những quốc gia ven biển là tìm mua các chiến hạm, máy bay chiến đấu để phòng vệ.
Tác giả bài viết: Duy Anh
Nguồn tin: