Cộng đồng mạng

Nội dung “sinh tồn” kiểu “thiếu vải” tràn làn trên MXH

Loạt nội dung với từ khóa “sinh tồn trong rừng sâu” khiến nhiều người "nhức mắt" khi nhân vật chính của video là những cô gái ăn mặc kiểu "thiếu vải" nhằm mục đich câu view.

Người dùng mạng Facebook những ngày qua thường xuyên bắt gặp những dạng video với từ khóa “Thử thách sinh tồn trong rừng sâu”, thế nhưng nội dung "sinh tồn" thì ít, mà câu view lại là chủ yếu. Những video này sử dụng các nữ diễn viên ăn mặc hở hang, phản cảm để nhằm thu hút sự chú ý.

Xuyên suốt các video, các nữ diễn viên không thực hiện quá nhiều hành động, chủ yếu chỉ là làm một vài động tác "giả vờ" dựng những chiếc lều cắm trại có sẵn, thay quần áo vô tư trước ống kính, hay chỉ mặc mỗi nội y đi tắm suối...

Ở phần bình luận của những video rất nhiều người đã bày tỏ thái độ: "Chỉ vì dăm ba cái view bẩn mà hạ thấp bản thân", "Vào rừng mà ăn mặc thế này thì muỗi nó làm thịt cho chứ ở đó mà sinh tồn".

Tuy nhiên, dù có vấp phải phản ứng như thế này, không thể phủ nhận rằng lượng view của loạt video thế này là vô cùng lớn và tăng rất nhanh.

Thực tế, mô-típ này không hề mới. Trước đó, hàng loạt kênh Facebook, YouTube, TikTok cũng đã sử dụng cách thức tương tự: lồng ghép nội dung “sinh tồn”, “thử thách hoang dã” nhưng thực chất lại lợi dụng hình ảnh nữ giới để câu kéo sự chú ý.

Nữ chính cố tình để lộ hình ảnh hớ hênh của mình trên video.

Đáng nói ở chỗ, hiện tại, fanpage này vẫn tiếp tục đăng tải video với tần suất dày đặc, chưa có dấu hiệu bị hạn chế.

Nhiều người cho biết đã báo cáo dạng video thế này, thế nhưng thực chất việc sử dụng từ khóa "sinh tồn" không hề nằm trong danh mục cấm của nền tảng, chính vậy việc thanh lọc nội dung tương tự vẫn chưa có hiệu quả.

Có video bối cảnh thậm chí còn không phải là "rừng sâu" gì mà chỉ đơn giản là một nơi có khá nhiều cây cối, tương tự như ở các vùng quê.

Những video sinh tồn giả mạo không chỉ làm giảm giá trị của những chương trình thực tế về sinh tồn chân chính mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người xem, đặc biệt là giới trẻ. Việc tiếp xúc với những nội dung này có thể dẫn đến những hành vi bắt chước nguy hiểm và làm méo mó nhận thức về cuộc sống.

Tác giả: Trầm Phương

Nguồn tin: kienthuc.net.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP