Cuộc sống

Những thực phẩm không bao giờ được kết hợp cùng thịt lợn

Những thực phẩm không bao giờ được kết hợp cùng thịt lợn - các bà nội trợ hãy nhanh tay lưu lại.

Trong chế biến món ăn, có một số thực phẩm khi “kết bạn” với thịt heo sẽ tạo nên những món ăn ngon, hấp dẫn. Ngược lại, cũng có những thực phẩm khi nấu cùng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mà bạn cần biết và ghi nhớ.
thuc pham khong ket hop cung nhau phunutoday vn
Thịt lợn không nên kết hợp với thịt bò

Những thực phẩm không nên ăn kèm thịt lợn

Thịt bò

Theo cuốn “Ẩm thực đời nhà Thanh” truyền lại thì thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí, chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Gừng sống

Theo lương y Bùi Hồng Minh, thịt lợn có tính thủy, gừng sống có tính hỏa, khi ăn vào sẽ xảy ra hiện tượng thủy hỏa tương khắc, sinh chứng phong thấp, có thể xảy ra hiện tượng nổi các nốt đen ở mặt.

Cách chữa: Lấy một nắm lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi.

Thịt trâu

Thịt trâu có tính hàn. Khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ sinh chứng Bạch thốn trùng “Sán sơ mít”.
Cách chữa: Lấy lá dâu đun nước uống sẽ khỏi.

Đậu tương

Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.

Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

Thịt dê

Thịt dê có tính hàn. Khi kết hợp với thịt lợn sẽ sinh khí trệ sinh đờm.

Cách chữa: Lấy lá dâu đun nước uống sẽ khỏi.

Quả mơ

Thịt lợn và mỡ lợn rất kỵ khi ăn cùng quả mơ. Quả mơ tính chua, liễm, thịt mỡ lợn tính ngọt lạnh. Nếu chẳng may ăn phải sẽ sinh ra tả lỵ.

Cách chữa: Lấy quả mơ đất cháy hòa với nước nóng uống sẽ khỏi bệnh.

Rau mùi

Trong Đông y, rau mùi có tính tân tán, thịt lợn có tính ngưng trệ. Hai thứ xung khắc nhau, khi kết hợp ăn cùng sẽ sinh đau quặn ở xung quanh rốn.

Cách chữa: Lấy gừng gió đun nước uống.

Gỏi cá và dấm thanh

Gỏi cá sinh lãnh, thịt lợn hàm hàn, dấm thanh chua liễm. Nếu ăn phải 3 thứ liền nhau sẽ sinh ra chứng kiết lỵ hoặc đau bụng hoắc loạn, thượng thổ (mê mỏm), hạ tả (ỉa chảy).

Cách chữa: Lấy cam thảo đun uống nước ngay mới khỏi bệnh.

Giá đỗ

Có khoảng 2,5mg đồng trong 100gr gan lợn. Bên cạnh đó, giá đỗ lại chứa nhiều vitamin C. Khi xào giá đỗ cùng với gan lợn, trong thời gian tiêu hóa, vitamin C sẽ bị ô-xy hoá. Giá sẽ biến thành chất bã, không còn giá trị dinh dưỡng nữa.

Tác giả bài viết: Thu Thu (TH)

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP