Không biết có ai như tôi không? Đó là hay có thói quen đêm nằm đếm lại từng căn nhà ở làng ngoài quê. Cứ thế hình dung từng mái nhà, từng con ngõ, từng gương mặt thân thuộc. Trường liên tưởng quét từ đầu làng đến cuối xóm, rồi hình dung lại từng cánh đồng, đồi sim, con suối, ngọn núi, cái hang chơi đánh trận giả thời để chỏm... Để rồi dừng lại ở... nỗi nhớ. Nhớ làng, đấy là một trạng thái tình cảm rất đặc biệt.
Sống ở chung cư đa số đều là cán bộ nghèo, từ nhà quê ra thành thị. Vậy nên, cái hồn quê còn bàng bạc trong cái dáng đi tất tả, trên nhiều gương mặt chưa phai nắng gió trần ai. Trên ban công, thấp thoáng những bóng cây xanh, nhiều khi chỉ là bụi hoa nhài, hoa hường, sử quân tử, cây khế, chậu ớt. Đa số các hộ đều biết mặt nhau. Đấy chẳng phải là hồn quê?
Trước chung cư, có mấy bãi đất trống. Dân nhà quê ngồi rảnh rỗi cuối tuần chịu không nổi. Vậy nên rủ nhau ra phẩy đất trồng rau. Chiều chiều, anh em xuống tưới rau, trò chuyện í ới, chia sớt cho nhau từng cây giống, hái cho nhau nắm rau, vui đáo để. Các bà ngoại, bà nội từ quê vào chăm cháu, họ bế trẻ em đi khắp chung cư, túm năm, túm ba trò chuyện với nhau, nhìn thật ấm áp.
Hơn 4 năm sống ở chung cư, thấy trẻ em ngày càng nhiều ra. Ở chung cư bình dân, dưới tầng 1 có tiếng động lớn thì tầng 7 cũng nghe. Chung cư lại đa số là vợ chồng cán bộ trẻ, cho nên, tiếng trẻ em khóc đã trở nên rất quen thuộc, thậm chí là thân thuộc.
***
Cứ mỗi lần nhìn thấy có thêm một chiếc ghế trẻ con, còn mới, treo ở nhà giữ xe chung cư, có nghĩa là “bạn ý” đã lớn, không cần dùng ghế nữa. Những chiếc ghế xinh xinh, đủ màu sắc, đủ chất liệu, đã kiên nhẫn nâng đỡ những công dân bé bỏng ở chung cư này. Ai trong số chúng ta mà không từng có những năm tháng ngồi lên chiếc ghế nhỏ để cha mẹ chở bằng xe đạp, xe máy đi học. Ký ức những phụ huynh oằn mình đón con giờ tan ca, trên những chiếc xe đạp nam, xe đạp nữ, vẫn còn nhảy múa quanh ta.
Sáng nay, thấy anh bạn cùng chung cư đang nhớn nhác giữa đường. “Tớ bắt xe buýt lên hãng Toyota rước con xe về đây. Mua xe về chở con nhỏ cho mưa gió khỏi tội nghiệp các cháu” - bạn nói mà mắt lấp lánh niềm vui.
Chung cư dạo này đã nhiều gia đình mua ô tô. Sáng ra, thay vì ngồi trên các chiếc ghế gắn ở xe máy, nhiều cháu đã được ngồi trên những chiếc ghế nệm êm ấm, xe bốn bánh bon bon đến trường trong niềm vui phơi phới.
Đưa con đi học bằng xe hơi, dĩ nhiên là khỏi vất vả với nắng mưa và nhất là an toàn hơn khi chở con bằng xe máy, xe đạp. Tôi chợt nghĩ, rồi đây có lẽ sẽ vắng dần những chiếc ghế trẻ con treo ở nhà giữ xe chung cư và đến một ngày nào đó những chiếc ghế sẽ không còn nữa.
Những chiếc ghế trẻ con như “chứng nhân” của một thời gian khó, nhưng đó cũng chính là điều in dấu khá sâu đậm vào ký ức của trẻ con cũng như người lớn. Một ký ức mà con trẻ sau này lớn lên, nó nghĩ và thương cha mẹ nhiều hơn và không ít trường hợp, ký ức đó chính là “hành trang” mang theo trên bước đường phấn đấu cho tương lai đã giúp cho nó có nhiều nghị lực, quyết tâm để làm nên sự nghiệp vẻ vang…
Sống ở chung cư đa số đều là cán bộ nghèo, từ nhà quê ra thành thị. Vậy nên, cái hồn quê còn bàng bạc trong cái dáng đi tất tả, trên nhiều gương mặt chưa phai nắng gió trần ai. Trên ban công, thấp thoáng những bóng cây xanh, nhiều khi chỉ là bụi hoa nhài, hoa hường, sử quân tử, cây khế, chậu ớt. Đa số các hộ đều biết mặt nhau. Đấy chẳng phải là hồn quê?
Trước chung cư, có mấy bãi đất trống. Dân nhà quê ngồi rảnh rỗi cuối tuần chịu không nổi. Vậy nên rủ nhau ra phẩy đất trồng rau. Chiều chiều, anh em xuống tưới rau, trò chuyện í ới, chia sớt cho nhau từng cây giống, hái cho nhau nắm rau, vui đáo để. Các bà ngoại, bà nội từ quê vào chăm cháu, họ bế trẻ em đi khắp chung cư, túm năm, túm ba trò chuyện với nhau, nhìn thật ấm áp.
Hơn 4 năm sống ở chung cư, thấy trẻ em ngày càng nhiều ra. Ở chung cư bình dân, dưới tầng 1 có tiếng động lớn thì tầng 7 cũng nghe. Chung cư lại đa số là vợ chồng cán bộ trẻ, cho nên, tiếng trẻ em khóc đã trở nên rất quen thuộc, thậm chí là thân thuộc.
***
Cứ mỗi lần nhìn thấy có thêm một chiếc ghế trẻ con, còn mới, treo ở nhà giữ xe chung cư, có nghĩa là “bạn ý” đã lớn, không cần dùng ghế nữa. Những chiếc ghế xinh xinh, đủ màu sắc, đủ chất liệu, đã kiên nhẫn nâng đỡ những công dân bé bỏng ở chung cư này. Ai trong số chúng ta mà không từng có những năm tháng ngồi lên chiếc ghế nhỏ để cha mẹ chở bằng xe đạp, xe máy đi học. Ký ức những phụ huynh oằn mình đón con giờ tan ca, trên những chiếc xe đạp nam, xe đạp nữ, vẫn còn nhảy múa quanh ta.
Sáng nay, thấy anh bạn cùng chung cư đang nhớn nhác giữa đường. “Tớ bắt xe buýt lên hãng Toyota rước con xe về đây. Mua xe về chở con nhỏ cho mưa gió khỏi tội nghiệp các cháu” - bạn nói mà mắt lấp lánh niềm vui.
Chung cư dạo này đã nhiều gia đình mua ô tô. Sáng ra, thay vì ngồi trên các chiếc ghế gắn ở xe máy, nhiều cháu đã được ngồi trên những chiếc ghế nệm êm ấm, xe bốn bánh bon bon đến trường trong niềm vui phơi phới.
Đưa con đi học bằng xe hơi, dĩ nhiên là khỏi vất vả với nắng mưa và nhất là an toàn hơn khi chở con bằng xe máy, xe đạp. Tôi chợt nghĩ, rồi đây có lẽ sẽ vắng dần những chiếc ghế trẻ con treo ở nhà giữ xe chung cư và đến một ngày nào đó những chiếc ghế sẽ không còn nữa.
Những chiếc ghế trẻ con như “chứng nhân” của một thời gian khó, nhưng đó cũng chính là điều in dấu khá sâu đậm vào ký ức của trẻ con cũng như người lớn. Một ký ức mà con trẻ sau này lớn lên, nó nghĩ và thương cha mẹ nhiều hơn và không ít trường hợp, ký ức đó chính là “hành trang” mang theo trên bước đường phấn đấu cho tương lai đã giúp cho nó có nhiều nghị lực, quyết tâm để làm nên sự nghiệp vẻ vang…
Tác giả bài viết: Hữu Quý
Nguồn tin: