► Con dâu đang sống bị cả nhà chồng nhẫn tâm 'khai tử' trên bàn thờ
Chị Đỗ Thị N., 33 tuổi, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội – người vợ đang sống rành rành bỗng dưng bị nhà chồng “khai tử” nhớ lại những ngày đầu mới lấy chồng.
Ban ngày chị đi làm, chiều đến chồng đón về, đêm hai vợ chồng cùng đi chở phế thải vật liệu xây dựng để kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống tuy vất vả nhưng vợ chồng hạnh phúc.
Chị kể lại: “Ngày thì anh ấy nghỉ ở nhà, chiều đến mới bắt đầu ca làm việc. Còn mình thì cả ngày cứ cố đi làm hết việc của mình rồi đêm đến lại xúc phế thải phụ cho chồng. Anh ấy làm lái xe cũng được 5-6 triệu/tháng nên mình cũng cố gắng làm phụ để đảm bảo cuộc sống gia đình”.
Sau khi tòa bác yêu cầu của chị về việc chia tài sản, chồng chị dửng dưng bảo với hàng xóm: “Thời điểm tôi thu nhập được 5-6 triệu/ tháng thì cô ấy làm chỉ được 800 ngàn. Lương bằng ấy thì làm sao mà đóng góp cho gia đình?”.
Có lần chồng đánh bị thương nặng ở tay, chị nhờ một người hàng xóm chở lên công an phường để trình bày lại sự việc. Theo yêu cầu của công an, chị đã đến bệnh viện để khám chứng thương.
Sau đó, chồng chị cũng được mời lên công an làm việc. Vừa về đến nhà chị chết lặng khi nghe cậu con trai nói: “Mẹ ơi, sao mẹ lại báo công an bắt bố?”. Chị đành nuốt nước mắt vào trong, cố quên đi mọi chuyện để giữ hạnh phúc gia đình.
Chị Đỗ Thị N., 33 tuổi, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội – người vợ đang sống rành rành bỗng dưng bị nhà chồng “khai tử” nhớ lại những ngày đầu mới lấy chồng.
Ban ngày chị đi làm, chiều đến chồng đón về, đêm hai vợ chồng cùng đi chở phế thải vật liệu xây dựng để kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống tuy vất vả nhưng vợ chồng hạnh phúc.
Chị kể lại: “Ngày thì anh ấy nghỉ ở nhà, chiều đến mới bắt đầu ca làm việc. Còn mình thì cả ngày cứ cố đi làm hết việc của mình rồi đêm đến lại xúc phế thải phụ cho chồng. Anh ấy làm lái xe cũng được 5-6 triệu/tháng nên mình cũng cố gắng làm phụ để đảm bảo cuộc sống gia đình”.
Sau khi tòa bác yêu cầu của chị về việc chia tài sản, chồng chị dửng dưng bảo với hàng xóm: “Thời điểm tôi thu nhập được 5-6 triệu/ tháng thì cô ấy làm chỉ được 800 ngàn. Lương bằng ấy thì làm sao mà đóng góp cho gia đình?”.
Có lần chồng đánh bị thương nặng ở tay, chị nhờ một người hàng xóm chở lên công an phường để trình bày lại sự việc. Theo yêu cầu của công an, chị đã đến bệnh viện để khám chứng thương.
Sau đó, chồng chị cũng được mời lên công an làm việc. Vừa về đến nhà chị chết lặng khi nghe cậu con trai nói: “Mẹ ơi, sao mẹ lại báo công an bắt bố?”. Chị đành nuốt nước mắt vào trong, cố quên đi mọi chuyện để giữ hạnh phúc gia đình.
Chị N. buồn rầu kể.
Nhưng thời gian càng làm cho chị hiểu, những mâu thuẫn vợ chồng sẽ không thể hàn gắn được. Rồi hai vợ chồng chị sống ly thân. Chị phải gửi con về nhà ngoại ở quê để đi làm.
Chị N. không giấu nổi nước mắt: “Có những lần sáng sớm tôi mặc quần áo ngủ, chân đất chạy ra khỏi nhà vì bị chồng thì đuổi đánh, mẹ chồng nhiếc móc sau lưng… Tôi đến nhà tổ trưởng dân phố thì bác ấy bảo chuyện gia đình, tự giải quyết. Tôi lên phường thì họ cũng chỉ ghi chép lại vụ việc. Bởi vậy trong phiên tòa xử ly dị, không có một dòng nào đề cập đến chuyện tôi bị bạo hành liên tục”.
Có những lần, chị N. đã bị nhà chồng khóa cửa nhà vệ sinh, chỉ còn được ra vào căn phòng riêng. Mỗi sáng chị đi khỏi nhà, mẹ chồng “rắc gạo, rắc muối giải quái” dọc ngõ.
Dù đã đóng góp công sức vào việc xây dựng nhà và mua lại ngôi nhà hiện tại nhưng chị N. không thể trình ra trước tòa bất cứ bằng chứng nào về những đóng góp của mình. Vì vậy, bản án do TAND Quận Thanh Xuân tuyên đã bác bỏ hoàn toàn các yêu cầu chia tài sản là ngôi nhà mà chị đã gắn bó bao năm.
Người xưa thường nói “của chồng công vợ”, “gái có công, chồng chẳng phụ”… nhưng chỉ đúng với những cuộc hôn nhân thuận buồm xuôi gió. Còn trong những cuộc hôn nhân “gương vỡ chẳng lành” thì người phụ nữ bao giờ cũng là người thiệt thòi nhất. Chị bảo chắc sắp tới chị sẽ xin nghỉ việc, về quê để tìm một công việc khác, làm việc gần nhà bố mẹ đẻ để nương tựa.
Người đàn bà giấu gương mặt âu sầu già trước tuổi vào mái tóc tâm sự: “Rơi vào hoàn cảnh không nhà để ở, tiền bạc không đủ phòng thân như thế này thì tôi cũng không ngờ.
Tôi đã từng nhận tiền của bố mẹ đẻ, chồng tôi cũng vay tiền của bố mẹ vợ để lo xây dựng cuộc sống chung. Giờ chia tay chồng, tôi lại phải về ăn nhờ ở đậu bố mẹ đẻ. Là phụ nữ, không vun vén cho gia đình thì vun vén cho ai. Những người phụ nữ hãy lấy bài học của tôi để đừng bao giờ mắc phải ”.
Chúng tôi đã tìm đến ngôi nhà vợ chồng chị N. ở khi chưa ly hôn để gặp chồng chị là anh Đ.D.B. Tuy nhiên, người chồng tỏ rõ thái độ và không muốn nhắc lại “câu chuyện đã giải quyết xong rồi”.
Với sự thuyết phục của vị tổ trưởng dân phố nơi hai vợ chồng sống, anh B. mới đồng ý tiếp chuyện. Anh B. phủ nhận hoàn toàn chuyện mẹ mình đã nhiều lần mắng chửi, đánh đập con dâu.
Người chồng này nói nguyên nhân của việc hôn nhân tan vỡ chỉ vì chị N. láo hỗn với mẹ chồng, lại hay ghen bóng ghen gió, không tin tưởng chồng về chuyện tiền nong.
Còn việc có hay không đánh đập vợ, người chồng này chỉ thừa nhận rằng có một lần vào cuối năm 2010. Khi đó, anh này đã đánh vợ và đã phải lên công an phường nộp phạt vi phạm hành chính một triệu đồng.
Tác giả bài viết: Ngọc Quỳnh