Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Quỳ Hợp với vị trí phía Bắc giáp xã Yên Hợp, phía Nam giáp xã Tam Hợp, phía Tây giáp xã Châu Lộc và phía Đông giáp ranh với xã Nghĩa Mai của huyện Nghĩa Đàn, xã Đồng Hợp được xem là địa phương có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp so với nhiều nơi khác trong vùng.
Mặt khác, với toàn bộ diện tích tự nhiên (3.504,98ha) thuộc vùng thấp của huyện Quỳ Hợp, có QL 48 chạy qua nhưng nơi đây vẫn mang đậm nét của một địa phương miền núi cao bởi cấu tạo địa hình, địa chất chủ yếu đồi núi, ruộng bậc thang… Chính vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội, những ngày đầu thành lập xã, Đồng Hợp đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức.
Cách đây tròn 50 năm về trước, vào ngày 15/4/1967, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam) đã ra Quyết định số 134/CP, phê chuẩn việc chia tách xã Châu Yên thành 2 xã Đồng Hợp và Yên Hợp. Vào thời điểm đó, xã Đồng Hợp gần như xuất phát từ con số “0” về mặt kinh tế - xã hội, với 5 làng bản đó là: làng Cạn, làng Ban, bản Xưởng, bản Mát, bản Chiềng, và 3 Nông trang: Tân Thắng, Châu Thắng và Nông trang Trọng Cánh 2, dân số chỉ hơn 2.000 nhân khẩu.
Trong bối cảnh đất nước còn trong chiến tranh, cũng như các địa phương khác, người dân xã Đồng Hợp phải gồng mình vượt qua biết bao gian khó để vừa kiến tạo quê hương, vừa góp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam ruột thịt.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, ngoài việc kiện toàn về mặt bộ máy tổ chức chính quyền, xã Đồng Hợp còn phải củng cố cơ sở vật chất để nhanh chóng vận động bà con đoàn kết, xây dựng kinh tế theo chủ trương của cấp trên.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước theo phong trào “Xây dựng vùng kinh tế mới”, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An, mảnh đất Đồng Hợp đã tiếp nhận hàng ngàn hộ dân từ các huyện đồng bằng như Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… lên khai hoang lập ấp, xây dựng cơ nghiệp.
Những ngày đầu, người dân ở vùng quê miền xuôi lên đây đã nhanh chóng cùng với người dân bản địa đồng sức, đồng lòng khai hoang đất trống, đồi núi trọc để canh tác hoa màu. Hàng loạt nông trang như Tân Thắng, Châu Thắng, Trọng Cánh 2 và các HTX Đại Đồng, HTX Đồng Chiềng…được xây dựng để bà con khai phá đất đồi núi, ruộng bậc thang phát triển kinh tế.
Những điểm bị giặc Mỹ bắn phá ác liệt trong thời kỳ chiến tranh phá hoại miền Bắc như Khe đá Đồng Cạn, Khe Mèn và cây đa Đồng Cạn…sau này đã được người dân Đồng Hợp cải tạo, phủ xanh bằng hàng trăm héc ta lúa, mía, sắn, cây ăn quả tốt tươi bên dòng sông Hiếu chở đầy trầm tích lịch sử.
Cùng với đó, hàng trăm héc ta đất trống đã được phủ xanh bằng các loại cây nguyên liệu như keo, tràm, táu, lát…để hồi sinh cả một vùng đất bạc màu, khô cằn sỏi đá.
Để kiến tạo được bình nguyên trù phú trên một vùng quê giàu truyền thống cách mạng như ngày hôm nay, người dân Đồng Hợp đã phải đổ không ít mồ hôi, xương máu trong suốt hàng chục năm qua.
Từ một vùng quê đồi núi hoang vu rậm rạp, dân cư thưa thớt, 100% nhà tranh vách đất, đường giao thông đi lại khó khăn thì nay Đồng Hợp đã khoác lên mình một diện mạo nông thôn mới. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện – đường – trường – trạm đã được kiên cố, hiện đại; đời sống dân sinh có nhiều thay đổi rõ rệt.
Hiện nay, xã Đồng Hợp có 9.676 nhân khẩu phân bổ ở 2.076 hộ gồm dân tộc Thái, Kinh sinh sống ở 15 xóm bản. Toàn xã có 13/15 xóm văn hóa, và 4/4 trường học được công nhân đơn vị văn hóa, 78% gia đình văn hóa, các thiết bị VH– TT được đầu tư nâng cấp, xây dựng một cách đồng bộ. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Đến nay, toàn xã đã có 4 trường học từ cấp mầm non đến THCS đều đã được công nhân đạt chuẩn Quốc gia. Nhiều năm liền, Đồng Hợp được công nhận là xã tiên tiến về giáo dục.
Đặc biệt, trên lĩnh vực phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Đồng Hợp đã có nhiều bước chuyển mình trong những năm qua. Hiện nay, trên địa bàn xã có 12 Công ty cổ phần và Công ty TNHH, 45 cơ sở sản xuât đá các loại. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đá thành phẩm mang thương hiệu Đồng Hợp cũng đã có mặt và khẳng định vị thế hình ảnh của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Toàn xã cũng đã quy hoạch và xây dựng được 3 vùng công nghiệp, làng nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động địa phương có thu nhập ổn định. Cùng với đó, các ngành nghề như nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại – dịch vụ cũng đã có nhiều bước phát triển so với trước. Chỉ tính riêng năm 2016, tổng giá trị thu nhập nội xã của Đồng Hợp ước đạt khoảng trên 263 tỷ đồng, tăng hơn 176 tỷ đồng so với năm 2010. Dấu ấn quan trọng nữa chứng minh cho mức sống của người dân Đồng Hợp đang ngày càng nâng cao đó là tổng thu nhập năm 2016 đạt 29,6 triệu đồng/người/năm, tăng 19 triệu/người/năm so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo nay giảm xuống còn 6,67%.
Ghi nhận những thành quả, đó tháng 12/2015, Đồng Hợp là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Quỳ Hợp được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới.
Để có được thành quả như hôm nay, sau 50 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ và nhân dân xã Đồng Hợp đã không ngừng đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi gian khó để quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đồng thời, nhận sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên trong công tác hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội để ngày một đi lên.
Mặt khác, với toàn bộ diện tích tự nhiên (3.504,98ha) thuộc vùng thấp của huyện Quỳ Hợp, có QL 48 chạy qua nhưng nơi đây vẫn mang đậm nét của một địa phương miền núi cao bởi cấu tạo địa hình, địa chất chủ yếu đồi núi, ruộng bậc thang… Chính vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội, những ngày đầu thành lập xã, Đồng Hợp đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức.
Cách đây tròn 50 năm về trước, vào ngày 15/4/1967, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam) đã ra Quyết định số 134/CP, phê chuẩn việc chia tách xã Châu Yên thành 2 xã Đồng Hợp và Yên Hợp. Vào thời điểm đó, xã Đồng Hợp gần như xuất phát từ con số “0” về mặt kinh tế - xã hội, với 5 làng bản đó là: làng Cạn, làng Ban, bản Xưởng, bản Mát, bản Chiềng, và 3 Nông trang: Tân Thắng, Châu Thắng và Nông trang Trọng Cánh 2, dân số chỉ hơn 2.000 nhân khẩu.
Trong bối cảnh đất nước còn trong chiến tranh, cũng như các địa phương khác, người dân xã Đồng Hợp phải gồng mình vượt qua biết bao gian khó để vừa kiến tạo quê hương, vừa góp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam ruột thịt.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, ngoài việc kiện toàn về mặt bộ máy tổ chức chính quyền, xã Đồng Hợp còn phải củng cố cơ sở vật chất để nhanh chóng vận động bà con đoàn kết, xây dựng kinh tế theo chủ trương của cấp trên.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước theo phong trào “Xây dựng vùng kinh tế mới”, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An, mảnh đất Đồng Hợp đã tiếp nhận hàng ngàn hộ dân từ các huyện đồng bằng như Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… lên khai hoang lập ấp, xây dựng cơ nghiệp.
Những ngày đầu, người dân ở vùng quê miền xuôi lên đây đã nhanh chóng cùng với người dân bản địa đồng sức, đồng lòng khai hoang đất trống, đồi núi trọc để canh tác hoa màu. Hàng loạt nông trang như Tân Thắng, Châu Thắng, Trọng Cánh 2 và các HTX Đại Đồng, HTX Đồng Chiềng…được xây dựng để bà con khai phá đất đồi núi, ruộng bậc thang phát triển kinh tế.
Những điểm bị giặc Mỹ bắn phá ác liệt trong thời kỳ chiến tranh phá hoại miền Bắc như Khe đá Đồng Cạn, Khe Mèn và cây đa Đồng Cạn…sau này đã được người dân Đồng Hợp cải tạo, phủ xanh bằng hàng trăm héc ta lúa, mía, sắn, cây ăn quả tốt tươi bên dòng sông Hiếu chở đầy trầm tích lịch sử.
Cùng với đó, hàng trăm héc ta đất trống đã được phủ xanh bằng các loại cây nguyên liệu như keo, tràm, táu, lát…để hồi sinh cả một vùng đất bạc màu, khô cằn sỏi đá.
Để kiến tạo được bình nguyên trù phú trên một vùng quê giàu truyền thống cách mạng như ngày hôm nay, người dân Đồng Hợp đã phải đổ không ít mồ hôi, xương máu trong suốt hàng chục năm qua.
Từ một vùng quê đồi núi hoang vu rậm rạp, dân cư thưa thớt, 100% nhà tranh vách đất, đường giao thông đi lại khó khăn thì nay Đồng Hợp đã khoác lên mình một diện mạo nông thôn mới. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện – đường – trường – trạm đã được kiên cố, hiện đại; đời sống dân sinh có nhiều thay đổi rõ rệt.
Hiện nay, xã Đồng Hợp có 9.676 nhân khẩu phân bổ ở 2.076 hộ gồm dân tộc Thái, Kinh sinh sống ở 15 xóm bản. Toàn xã có 13/15 xóm văn hóa, và 4/4 trường học được công nhân đơn vị văn hóa, 78% gia đình văn hóa, các thiết bị VH– TT được đầu tư nâng cấp, xây dựng một cách đồng bộ. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Đến nay, toàn xã đã có 4 trường học từ cấp mầm non đến THCS đều đã được công nhân đạt chuẩn Quốc gia. Nhiều năm liền, Đồng Hợp được công nhận là xã tiên tiến về giáo dục.
Đặc biệt, trên lĩnh vực phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Đồng Hợp đã có nhiều bước chuyển mình trong những năm qua. Hiện nay, trên địa bàn xã có 12 Công ty cổ phần và Công ty TNHH, 45 cơ sở sản xuât đá các loại. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đá thành phẩm mang thương hiệu Đồng Hợp cũng đã có mặt và khẳng định vị thế hình ảnh của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Toàn xã cũng đã quy hoạch và xây dựng được 3 vùng công nghiệp, làng nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động địa phương có thu nhập ổn định. Cùng với đó, các ngành nghề như nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại – dịch vụ cũng đã có nhiều bước phát triển so với trước. Chỉ tính riêng năm 2016, tổng giá trị thu nhập nội xã của Đồng Hợp ước đạt khoảng trên 263 tỷ đồng, tăng hơn 176 tỷ đồng so với năm 2010. Dấu ấn quan trọng nữa chứng minh cho mức sống của người dân Đồng Hợp đang ngày càng nâng cao đó là tổng thu nhập năm 2016 đạt 29,6 triệu đồng/người/năm, tăng 19 triệu/người/năm so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo nay giảm xuống còn 6,67%.
Ghi nhận những thành quả, đó tháng 12/2015, Đồng Hợp là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Quỳ Hợp được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới.
Để có được thành quả như hôm nay, sau 50 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ và nhân dân xã Đồng Hợp đã không ngừng đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi gian khó để quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đồng thời, nhận sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên trong công tác hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội để ngày một đi lên.
Tác giả: Ngọc Tuấn
Nguồn: tinnhanhonline.vn
Nguồn: tinnhanhonline.vn