Tự nhận mình "vụng thối", cô giáo mầm non Đỗ Thị Nhung, 27 tuổi ở huyện Krông Nô, Đắc Nông, nói rằng, mình thật may mắn khi có người mẹ chồng vô cùng tâm lý, luôn yêu thương và đối xử với cô như con ruột.
Bà Phạm Thị Xinh, mẹ chồng Nhung, kể, bà biết đến con dâu qua lời giới thiệu không mấy ngọt ngào của con trai: "Con thích một cô trên huyện nhưng cô này ở thị trấn, ghê gớm lắm, trước học cấp 3 còn xông vào lớp đánh con nhà người ta". "Tôi nghe xong liền bảo 'Thì con cứ dắt về đây mẹ xem, biết đâu trong đám cỏ dại lại có bông hoa đẹp", bà Xinh nhớ lại.
Khi con trai dẫn bạn gái về ra mắt, ấn tượng đầu tiên của bà là cô gái này nhỏ bé quá nhưng lại rất nhanh nhẹn, việc gì cũng xông vào làm, không biết thì hỏi ngay. "Hồi đó em vừa đi làm một năm, công việc vất vả, căng thẳng nên nặng có 39 kg, cao hơn mét rưỡi", Nhung kể.
Cô cho biết, mình ngày nhỏ chỉ biết ăn, học, tới khi vào đại học cũng ngày ngày đi xe bus tới trường rồi tối về ăn cơm mẹ nấu sẵn nên hầu như bước về nhà chồng mà chẳng biết làm các việc trong gia đình.
Ngay hôm cưới cô đã "gây chuyện" vì sự vụng về. Tối đó, còn lại một ít bát trong bồn Nhung đứng rửa nốt. Lóng ngóng, cô khiến cả đống chén bát bị đổ, vỡ tan. Đang hốt hoảng, Nhung thấy mẹ chồng chạy lại đỡ lời: "Ôi, con tuột tay hả, con có sao không?", khiến nàng dâu trẻ đỡ sợ hẳn.
Nhung nấu ăn không khéo. Ngày thường mẹ chồng đã nấu sẵn cho ăn. Cuối tuần nàng dâu mới "trổ tài" thì hôm nấu canh quá mặn, khi kho cá quá nhạt. "Mỗi lần vậy, ba mẹ chỉ nói vui 'nhà mình còn nhiều muối ha' hay chỉ dẫn 'món canh cải này con chỉ thêm xíu gừng là ngon hơn đó', hoặc 'cá kho con thêm chút tiêu, chút ớt cho thơm'. Nhưng cái tính em nói trước quên sau, lần kế đó nấu vẫn dở như cũ", Nhung thừa nhận.
Sau đám cưới, cô được mẹ chồng chăm bẵm từng ly từng tí. Thấy con dâu gầy gò, bà hay mua đồ ăn ngon rồi dỗ "cái này ngon lắm nè con, ăn nhiều một chút", khiến con dâu sau vài tháng lấy chồng đã tăng 6kg. Thời gian Nhung có bầu, bà Xinh càng chăm tẩm bổ. Kết quả là con dâu bầu mà rút cục bố mẹ chồng toàn phải thay nhau ăn cá chép với trứng ngỗng vì làm ra con dâu không ăn được.
Cũng trong thời gian đó, bà Xinh dặn dò con trai: "Từ nay quần áo của vợ con phải giặt, mới thể hiện cái tình nghĩa vợ chồng". Sau đó, bà quay sang bảo Nhung: "Từ giờ con nhớ là không làm chi hết, cần gì cứ kêu chồng con làm cho".
Mỗi lần con trai con dâu cự cãi, bà Xinh thường mắng luôn con trai và bênh con dâu, tới nỗi anh xã của Nhung có lần bất bình cự lại: "Mẹ phải tìm hiểu vấn đề xem ai đúng ai sai chứ, sao lúc nào cũng mắng con vậy". "Con là đàn ông, là người chồng, là cha thì dù vợ đúng hay sai, con cũng phải ăn nói nhẹ nhàng. Con muốn vợ tốt với mình thì con phải tốt với vợ trước", bà Xinh phân tích.
Tuy vậy, khi chỉ còn một mình với con dâu, bà thủ thỉ với Nhung rằng: "Đàn ông nhiều người tính nóng lắm nên tốt nhất khi chồng nóng thì vợ bớt kẻo lúc không có bố mẹ ở nhà, nó lỡ tay một cái thì khổ thân con". Bà còn hướng dẫn cô cách để dần dần "trên cơ" và trị được chồng.
"Em học được từ mẹ nhiều lắm, từ cách sống hằng ngày với mọi người xung quanh tới ứng xử trong gia đình. Mẹ kể rằng mẹ chỉ học hết lớp 2, chữ còn không rõ nhưng em thấy mẹ cái gì cũng giỏi hết", nàng dâu trẻ bộc bạch.
Nhung luôn cảm thấy mình thực sự là một thành viên quan trọng khi có chuyện gì trong nhà bố mẹ chồng cũng bàn bạc với mình. "Từ chuyện đám cỗ tới mua thêm mảnh đất, mua xe máy cho cô út, ba mẹ đều hỏi và rất coi trọng ý kiến của em", cô nói.
Nói về lý do dành tình thương yêu cho con dâu như vậy, bà Xinh kể rằng, thời trẻ, gặp bà mẹ chồng khó tính, bà đã luôn tâm niệm sau này sẽ luôn đối xử thật tốt với vợ con trai. "Mình cũng là phụ nữ, hiểu những nỗi cơ cực khi làm con, làm mẹ, làm vợ. Hơn nữa, nếu mình thương con dâu, con sẽ thương mình, mình không thương thì con đâu có lý do gì nó thương lại mình", bà tâm sự.
Bà Phạm Thị Xinh, mẹ chồng Nhung, kể, bà biết đến con dâu qua lời giới thiệu không mấy ngọt ngào của con trai: "Con thích một cô trên huyện nhưng cô này ở thị trấn, ghê gớm lắm, trước học cấp 3 còn xông vào lớp đánh con nhà người ta". "Tôi nghe xong liền bảo 'Thì con cứ dắt về đây mẹ xem, biết đâu trong đám cỏ dại lại có bông hoa đẹp", bà Xinh nhớ lại.
Khi con trai dẫn bạn gái về ra mắt, ấn tượng đầu tiên của bà là cô gái này nhỏ bé quá nhưng lại rất nhanh nhẹn, việc gì cũng xông vào làm, không biết thì hỏi ngay. "Hồi đó em vừa đi làm một năm, công việc vất vả, căng thẳng nên nặng có 39 kg, cao hơn mét rưỡi", Nhung kể.
Cô cho biết, mình ngày nhỏ chỉ biết ăn, học, tới khi vào đại học cũng ngày ngày đi xe bus tới trường rồi tối về ăn cơm mẹ nấu sẵn nên hầu như bước về nhà chồng mà chẳng biết làm các việc trong gia đình.
Ngay hôm cưới cô đã "gây chuyện" vì sự vụng về. Tối đó, còn lại một ít bát trong bồn Nhung đứng rửa nốt. Lóng ngóng, cô khiến cả đống chén bát bị đổ, vỡ tan. Đang hốt hoảng, Nhung thấy mẹ chồng chạy lại đỡ lời: "Ôi, con tuột tay hả, con có sao không?", khiến nàng dâu trẻ đỡ sợ hẳn.
Nhung nấu ăn không khéo. Ngày thường mẹ chồng đã nấu sẵn cho ăn. Cuối tuần nàng dâu mới "trổ tài" thì hôm nấu canh quá mặn, khi kho cá quá nhạt. "Mỗi lần vậy, ba mẹ chỉ nói vui 'nhà mình còn nhiều muối ha' hay chỉ dẫn 'món canh cải này con chỉ thêm xíu gừng là ngon hơn đó', hoặc 'cá kho con thêm chút tiêu, chút ớt cho thơm'. Nhưng cái tính em nói trước quên sau, lần kế đó nấu vẫn dở như cũ", Nhung thừa nhận.
Sau đám cưới, cô được mẹ chồng chăm bẵm từng ly từng tí. Thấy con dâu gầy gò, bà hay mua đồ ăn ngon rồi dỗ "cái này ngon lắm nè con, ăn nhiều một chút", khiến con dâu sau vài tháng lấy chồng đã tăng 6kg. Thời gian Nhung có bầu, bà Xinh càng chăm tẩm bổ. Kết quả là con dâu bầu mà rút cục bố mẹ chồng toàn phải thay nhau ăn cá chép với trứng ngỗng vì làm ra con dâu không ăn được.
Cũng trong thời gian đó, bà Xinh dặn dò con trai: "Từ nay quần áo của vợ con phải giặt, mới thể hiện cái tình nghĩa vợ chồng". Sau đó, bà quay sang bảo Nhung: "Từ giờ con nhớ là không làm chi hết, cần gì cứ kêu chồng con làm cho".
Mỗi lần con trai con dâu cự cãi, bà Xinh thường mắng luôn con trai và bênh con dâu, tới nỗi anh xã của Nhung có lần bất bình cự lại: "Mẹ phải tìm hiểu vấn đề xem ai đúng ai sai chứ, sao lúc nào cũng mắng con vậy". "Con là đàn ông, là người chồng, là cha thì dù vợ đúng hay sai, con cũng phải ăn nói nhẹ nhàng. Con muốn vợ tốt với mình thì con phải tốt với vợ trước", bà Xinh phân tích.
Tuy vậy, khi chỉ còn một mình với con dâu, bà thủ thỉ với Nhung rằng: "Đàn ông nhiều người tính nóng lắm nên tốt nhất khi chồng nóng thì vợ bớt kẻo lúc không có bố mẹ ở nhà, nó lỡ tay một cái thì khổ thân con". Bà còn hướng dẫn cô cách để dần dần "trên cơ" và trị được chồng.
"Em học được từ mẹ nhiều lắm, từ cách sống hằng ngày với mọi người xung quanh tới ứng xử trong gia đình. Mẹ kể rằng mẹ chỉ học hết lớp 2, chữ còn không rõ nhưng em thấy mẹ cái gì cũng giỏi hết", nàng dâu trẻ bộc bạch.
Nhung luôn cảm thấy mình thực sự là một thành viên quan trọng khi có chuyện gì trong nhà bố mẹ chồng cũng bàn bạc với mình. "Từ chuyện đám cỗ tới mua thêm mảnh đất, mua xe máy cho cô út, ba mẹ đều hỏi và rất coi trọng ý kiến của em", cô nói.
Nói về lý do dành tình thương yêu cho con dâu như vậy, bà Xinh kể rằng, thời trẻ, gặp bà mẹ chồng khó tính, bà đã luôn tâm niệm sau này sẽ luôn đối xử thật tốt với vợ con trai. "Mình cũng là phụ nữ, hiểu những nỗi cơ cực khi làm con, làm mẹ, làm vợ. Hơn nữa, nếu mình thương con dâu, con sẽ thương mình, mình không thương thì con đâu có lý do gì nó thương lại mình", bà tâm sự.
Tác giả bài viết: Vương Linh
Nguồn tin: