Ý tưởng từ máy bay mô hình
Từ khi ngồi trên ghế nhà trường, anh Phan Kế Hiển (SN 1990, trú tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã đam mê chơi các loại máy bay mô hình.
Đến lúc làm giảng viên tại khoa Kỹ thuật điện tử - Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, anh bắt đầu suy nghĩ ứng dụng kiến thức đã học cùng niềm đam mê để cải tiến chiếc máy bay mô hình trở thành phương tiện hữu ích trong thực tiễn.
Từ khi ngồi trên ghế nhà trường, anh Phan Kế Hiển (SN 1990, trú tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã đam mê chơi các loại máy bay mô hình.
Đến lúc làm giảng viên tại khoa Kỹ thuật điện tử - Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, anh bắt đầu suy nghĩ ứng dụng kiến thức đã học cùng niềm đam mê để cải tiến chiếc máy bay mô hình trở thành phương tiện hữu ích trong thực tiễn.
Anh Phan Kế Hiển giới thiệu thiết bị bay
Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, anh Hiển đã lên kế hoạch chế tạo máy bay để phun thuốc trừ sâu cho rừng thông và các diện tích nông nghiệp lớn hiệu quả hơn.
Anh chia sẻ: “Khi nhìn những rừng thông trơ trụi vì bệnh nấm, sâu róm và cháy, mình nghĩ cần có một giải pháp để phun thuốc trừ sâu, cũng như việc kiểm soát khu vực cháy để cứu chữa những khu rừng lớn hiệu quả hơn”.
Bình chứa thuốc trừ sâu và vòi phun được gắn vào thân thiết bị bay
Từ kiến thức về kỹ thuật và thời gian chơi máy bay mô hình đã cho ra sản phẩm thiết bị bay điều khiển từ xa phun thuốc trừ sâu.
Mô hình sản phẩm được vận hành dựa trên nguyên tắc: Thân của thiết bị bay được nâng bằng 8 động cơ gắn cánh quạt được bố trí đều xung quanh.
Thiết bị hoạt động nhờ nguồn năng lượng từ 2 viên pin có dung lượng 5.000mAh. Thiết bị mang theo một bình chứa dung dịch thuốc đã được pha sẵn, có bơm cao áp và phun ra 4 đầu phun. Toàn bộ các hoạt động như bay lên, xuống, sang trái, sang phải, phun thuốc… được điều khiển bằng bộ điều khiển từ xa.
Điều khiển từ xa của thiết bị bay
Mô hình thiết bị bay được nâng bởi 8 động cơ, ít bị ảnh hưởng bởi sức gió, cân bằng tốt hơn các thiết bị bay bởi 4 động cơ đang có trên thị trường.
Trường hợp đang bay nếu 1 động cơ xảy ra lỗi, các động cơ còn lại sẽ tự động tăng tốc để giúp thiết bị vẫn được bay an toàn. Mô hình được gắn ăng-ten định vị toàn cầu GPS nên trong trường hợp khẩn cấp, thiết bị có thể tự hạ cánh tại nơi xuất phát.
Cánh quạt và thân được làm bằng vật liệu các-bon
Tuy nhiên, nhược điểm của thiết bị bay là mới chỉ mang được tối đa 5 lít thuốc, thời gian bay tối đa 10 phút nhưng theo anh Hiển các nhược điểm này sẽ khắc phục được trong tương lai.
Thiếu nguồn để phát triển sản phẩm
Thành công khi đưa “Thiết bị bay phun thuốc trừ sâu” ra thực tế, đoạt giải nhì trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học và công nghệ thanh niên tỉnh Nghệ An năm 2015, anh Hiển bắt đầu lên kế hoạch thành lập dự án phát triển sản phẩm cũng như khắc phục các nhược điểm.
Toàn cảnh thiết bị bay
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất anh vấp phải, đó là nguồn vốn và nhà đầu tư vì vật liệu chủ yếu còn phải nhập ở nước ngoài. Nhưng theo tính toán, các thành phẩm ứng dụng thực tiễn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các thiết bị tương tự mua ở nước ngoài.
Anh Hiển chia sẻ: “Sau cuộc thi, mình đang nghiên cứu để biến ý tưởng thành sản phẩm hoàn thiện, có thể đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng. Mình đang làm hồ sơ đăng ký sáng chế và lập dự án Khởi nghiệp (Startup) để có thể phát triển đề tài. Mình cũng mong muốn được sự góp ý của các nhà khoa học cũng như cộng đồng để sản phẩm hoàn thiện hơn".
Tác giả bài viết: Văn Bình