Nhìn từ phía xa, đỉnh núi Chúa nhô cao nhất là đỉnh Hòn Đền (gọi tên Hòn Đền vì nơi đây lưu dấu một ngôi đền cổ xưa). Nhìn từ thánh địa Mỹ Sơn, đỉnh núi nhô ra phía Đông trông giống như chim thần Garuda khổng lồ.
Núi Chúa được biết đến tại Mỹ Sơn sớm nhất là trong văn bia thế kỷ thứ IV dưới vương triều Bhadravaman, trong một văn bia ghi “đất đai dân chúng mà vua Bhadravaman cúng được bao bởi ranh giới là núi Sulaha ở phía Đông, núi Lớn ở phía Nam, núi Kucaka ở phía Tây…”.
Từ thung lũng thần linh đến đỉnh núi thiêng, nơi đâu cũng gắn với một câu chuyện kỳ bí. Theo các bậc cao niên bản địa kể, vào đêm trước của lễ hội Bà Thu Bồn hằng năm (12.2 âm lịch), từ đỉnh núi Hòn Đền thường có dải mây màu đỏ bay ra phía lăng Bà.
Vẻ đẹp ở Mỹ Sơn đã trở thành di sản thế giới và là di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
Dưới chân núi Chúa linh thiêng là thánh địa Mỹ Sơn.
Quần thể tháp cổ hơn ngàn năm tuổi là di sản thế giới và là tích tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
Từ thung lũng thần linh đến đỉnh núi thiêng gắn với những câu chuyện huyền bí mang đậm nét nghệ thuật dân gian cổ xưa.
Mỹ Sơn luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.
Tác giả bài viết: Hoàng Tuấn