Đắt hay rẻ đều chiều tất!
Tiếng Anh liên kết đang tồn tại một lúc cả chục chương trình, nhiều công ty tham gia đào tạo.
Việc cạnh tranh về giá, thay vì lấy yếu tố chất lượng làm chuẩn thì các doanh nghiệp chạy theo xu hướng chế đủ kiểu “thực đơn” tương ứng với túi tiền của phụ huynh học sinh nhưng bỏ quyên đi chất lượng.
Có chương trình học phí cao với mức 3 triệu đồng/học sinh/học kỳ, nhưng có chương trình như DynEd có mức học phí 200.000 đồng/học sinh/tháng. Thậm chí, có chương trình chỉ 100.000 đồng/học sinh/tháng.
Không chỉ vậy, cùng một chương trình, một doanh nghiệp nhưng học phí có sự thay đổi khác nhau giữa các trường, các quận, giữa các năm học.
Ở quận Đống Đa thì mức học phí 140.000 đồng/học sinh/tháng nhưng sang quận Cầu Giấy sẽ là 120.000 đồng/người/tháng, tại quận Long Biên lại là 100.000 đồng/học sinh/tháng.
Thậm chí có phụ huynh phản ánh, năm học 2014 – 2015 học phí của một chương trình ngoại ngữ liên kết là 150.000 đồng/học sinh/tháng nhưng bước sang năm học 2016 – 2017 học phí lại nhảy vọt lên 250.000 đồng/học sinh/tháng.
Lý giải về sự chênh lệch học phí giữa các chương trình, các trường, các năm học trong dạy học tiếng Anh liên kết, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám độc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết:
“Mức giá của các chương trình liên kết ngoại ngữ khác nhau được căn cứ vào nhiều yếu tố như đội ngũ giáo viên là người nước ngoài hay giáo viên Việt Nam;
tỉ lệ % giờ học có giáo viên nước ngoài; số lượng giáo viên trợ giảng tham gia quản lý chương trình;
sĩ số học sinh trong lớp có lớp học với sỹ số 50, 60 học sinh, có lớp 30 có lớp 20 học sinh;
phối kết hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động nhân dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm, các festival, olimpic…lên quan đến ngôn ngữ tiếng Anh;
Dịch vụ báo cáo kết quả học tập như sử dụng sổ liên lạc điện tử gửi hàng tháng, hàng tuần hay ngay sau mỗi giờ học…”.
Qua trao đổi có thể thấy, chương trình ngoại ngữ không quyết định tới giá thành mà sự tham gia của giáo viên người nước ngoài và sĩ số của lớp mới là hai yếu tố quyết định.
Vì sao có chương trình liên kết học phí rất đắt đỏ?
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: “Chương trình Language Link có học phí cao hơn các chương trình khác do đây là chương trình sử dụng giáo viên chính là giáo viên người nước ngoài.
Hơn nữa, sĩ số học sinh của các lớp học được chia nhỏ ra. Chúng ta có thể hình dung, một lớp học với 60 học sinh và một tiết học có 40 phút nếu không chia ra thì một học sinh chưa có đến một phút để tương tác (một- một với giáo viên).
Còn nếu chia nhỏ thành hai đến 3 nhóm thì thời lượng học sinh được thực hành và tương tác với giáo viên nước ngoài sẽ cao hơn 2 đến 3 lần.
Do đó, chi phí giáo viên chương trình này cao gấp 2 đến 3 lần cho một lớp học giữ nguyên sĩ số 50 đến 60 học sinh”.
Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, hiện chưa có văn bản nào quy định sự tham gia bắt buộc của giáo viên người nước ngoài trong dạy liên kết ngoại ngữ.
Chưa có hướng dẫn việc dạy học có sự tham gia của giáo viên người nước ngoài là bao nhiều tiết/tuần để đảm bảo mục đích luyện kỹ năng nghe nói thông qua dạy học của người bản ngữ.
Không có chuẩn quy định nên doanh nghiệp được thể chế ra các “thực đơn” theo kiểu “đo ni đóng giày” với tùy từng loại học phí.
Anh Nguyễn Văn Th. Phó Giám đốc của một trung tâm Anh ngữ cho biết:
“Đối với doanh nghiệp, mục đích cuối cùng vẫn là đảm bảo lợi nhuận tối đa.
Do đó, với mức học phí cao hay thấp họ đều có thể bố trí các kiểu dạy học khác nhau miễn là đảm bảo được mức lợi nhuận như ý của mình.
Còn về chất lượng, những chương trình mức học phí thấp thì số tiết có giáo viên bản ngữ may ra một tiết/tuần, thậm chí hai tiết/tháng.
Nói là luyện nghe nói, nhưng một lớp có đến 50 - 60 học sinh, số thời gian tương tác chưa đến một phút/một học sinh thì luyện cái gì.
Chính vì lẽ đó, tôi cho rằng cần có tiêu chuẩn quy định về số giờ lên lớp tối thiểu của giáo viên bản ngữ”.
Hà Nội không nên dạy quá nhiều chương trình ngoại ngữ
Trước những bất cập liên quan đến hoạt động dạy và học ngoại ngữ liên kết, nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về chất lượng.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Bùi Thị An, nguyên Đại Biểu Quốc hội cho rằng:
“Việc Học ngoại ngữ rất cần, bồi dưỡng ngoại ngữ cho người càng ít tuổi càng tốt.
Tuy nhiên, bồi dưỡng chương trình nào để các em tiếp thu tốt đó mới là vấn đề cần phải quan tâm.
Việc chọn chương trình nào để phù hợp với Hà Nội hay địa phương cụ thể nào đó trong toàn quốc cần phải được tính toán kỹ lưỡng, dựa trên nhiều tiêu chí như chương trình, tài chính…
Chọn giáo viên cũng cần thiết phải tiến hành cẩn thận. Không phải doanh nghiệp cử giáo viên đến rồi cứ thế ký hợp đồng. .
Giáo viên người nước ngoài có thể có ngoại ngữ rất tốt nhưng phương pháp sư phạm như thế nào, nhân cách của họ ra sao cần thiết được làm rõ.
Quản lý nhà nước không phải mình quản trực tiếp nhưng việc các trường họ tự chủ phải đánh giá được chất lượng hiệu quả của từng trường.
Có nhiều chương trình có sự lựa chọn cạnh tranh nhưng riêng thành phố Hà Nội theo tôi chỉ cần một vài chương trình là phù hợp.
Việc tồn tại cả chục chương trình không nên mà cần thiết Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên lựa chọn chương trình tốt nhất.
Mười chương trình tồn tại một lúc, sợ việc đánh gia chất lượng rất khó”.
Đồng quan điểm với bà Bùi Thị An, nhiều chuyên gia khi được hỏi cho rằng nếu thực sự dạy liên kết tiếng Anh tốt cho học sinh tiểu học thì nhất thiết nên chọn một vài chương trình.
Cần thiết phải được tổ chức cẩn trọng, không nên mở cửa quá mức rồi phát sinh nhiều vấn đề không hay.
Tiếng Anh liên kết đang tồn tại một lúc cả chục chương trình, nhiều công ty tham gia đào tạo.
Việc cạnh tranh về giá, thay vì lấy yếu tố chất lượng làm chuẩn thì các doanh nghiệp chạy theo xu hướng chế đủ kiểu “thực đơn” tương ứng với túi tiền của phụ huynh học sinh nhưng bỏ quyên đi chất lượng.
Những tiết dạy học mẫu luôn khác xa với thực tế giảng dạy của tiếng Anh liên kết (Trinh Phúc. nguồn Giaoduc.net).
Có chương trình học phí cao với mức 3 triệu đồng/học sinh/học kỳ, nhưng có chương trình như DynEd có mức học phí 200.000 đồng/học sinh/tháng. Thậm chí, có chương trình chỉ 100.000 đồng/học sinh/tháng.
Không chỉ vậy, cùng một chương trình, một doanh nghiệp nhưng học phí có sự thay đổi khác nhau giữa các trường, các quận, giữa các năm học.
Ở quận Đống Đa thì mức học phí 140.000 đồng/học sinh/tháng nhưng sang quận Cầu Giấy sẽ là 120.000 đồng/người/tháng, tại quận Long Biên lại là 100.000 đồng/học sinh/tháng.
Thậm chí có phụ huynh phản ánh, năm học 2014 – 2015 học phí của một chương trình ngoại ngữ liên kết là 150.000 đồng/học sinh/tháng nhưng bước sang năm học 2016 – 2017 học phí lại nhảy vọt lên 250.000 đồng/học sinh/tháng.
Lý giải về sự chênh lệch học phí giữa các chương trình, các trường, các năm học trong dạy học tiếng Anh liên kết, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám độc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết:
“Mức giá của các chương trình liên kết ngoại ngữ khác nhau được căn cứ vào nhiều yếu tố như đội ngũ giáo viên là người nước ngoài hay giáo viên Việt Nam;
tỉ lệ % giờ học có giáo viên nước ngoài; số lượng giáo viên trợ giảng tham gia quản lý chương trình;
sĩ số học sinh trong lớp có lớp học với sỹ số 50, 60 học sinh, có lớp 30 có lớp 20 học sinh;
phối kết hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động nhân dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm, các festival, olimpic…lên quan đến ngôn ngữ tiếng Anh;
Dịch vụ báo cáo kết quả học tập như sử dụng sổ liên lạc điện tử gửi hàng tháng, hàng tuần hay ngay sau mỗi giờ học…”.
Qua trao đổi có thể thấy, chương trình ngoại ngữ không quyết định tới giá thành mà sự tham gia của giáo viên người nước ngoài và sĩ số của lớp mới là hai yếu tố quyết định.
Vì sao có chương trình liên kết học phí rất đắt đỏ?
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: “Chương trình Language Link có học phí cao hơn các chương trình khác do đây là chương trình sử dụng giáo viên chính là giáo viên người nước ngoài.
Hơn nữa, sĩ số học sinh của các lớp học được chia nhỏ ra. Chúng ta có thể hình dung, một lớp học với 60 học sinh và một tiết học có 40 phút nếu không chia ra thì một học sinh chưa có đến một phút để tương tác (một- một với giáo viên).
Còn nếu chia nhỏ thành hai đến 3 nhóm thì thời lượng học sinh được thực hành và tương tác với giáo viên nước ngoài sẽ cao hơn 2 đến 3 lần.
Do đó, chi phí giáo viên chương trình này cao gấp 2 đến 3 lần cho một lớp học giữ nguyên sĩ số 50 đến 60 học sinh”.
Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, hiện chưa có văn bản nào quy định sự tham gia bắt buộc của giáo viên người nước ngoài trong dạy liên kết ngoại ngữ.
Chưa có hướng dẫn việc dạy học có sự tham gia của giáo viên người nước ngoài là bao nhiều tiết/tuần để đảm bảo mục đích luyện kỹ năng nghe nói thông qua dạy học của người bản ngữ.
Không có chuẩn quy định nên doanh nghiệp được thể chế ra các “thực đơn” theo kiểu “đo ni đóng giày” với tùy từng loại học phí.
Anh Nguyễn Văn Th. Phó Giám đốc của một trung tâm Anh ngữ cho biết:
“Đối với doanh nghiệp, mục đích cuối cùng vẫn là đảm bảo lợi nhuận tối đa.
Do đó, với mức học phí cao hay thấp họ đều có thể bố trí các kiểu dạy học khác nhau miễn là đảm bảo được mức lợi nhuận như ý của mình.
Còn về chất lượng, những chương trình mức học phí thấp thì số tiết có giáo viên bản ngữ may ra một tiết/tuần, thậm chí hai tiết/tháng.
Nói là luyện nghe nói, nhưng một lớp có đến 50 - 60 học sinh, số thời gian tương tác chưa đến một phút/một học sinh thì luyện cái gì.
Chính vì lẽ đó, tôi cho rằng cần có tiêu chuẩn quy định về số giờ lên lớp tối thiểu của giáo viên bản ngữ”.
Hà Nội không nên dạy quá nhiều chương trình ngoại ngữ
Trước những bất cập liên quan đến hoạt động dạy và học ngoại ngữ liên kết, nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về chất lượng.
PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội (ảnh: Ngọc Quang/giaoduc.net.vn).
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Bùi Thị An, nguyên Đại Biểu Quốc hội cho rằng:
“Việc Học ngoại ngữ rất cần, bồi dưỡng ngoại ngữ cho người càng ít tuổi càng tốt.
Tuy nhiên, bồi dưỡng chương trình nào để các em tiếp thu tốt đó mới là vấn đề cần phải quan tâm.
Việc chọn chương trình nào để phù hợp với Hà Nội hay địa phương cụ thể nào đó trong toàn quốc cần phải được tính toán kỹ lưỡng, dựa trên nhiều tiêu chí như chương trình, tài chính…
Chọn giáo viên cũng cần thiết phải tiến hành cẩn thận. Không phải doanh nghiệp cử giáo viên đến rồi cứ thế ký hợp đồng. .
Giáo viên người nước ngoài có thể có ngoại ngữ rất tốt nhưng phương pháp sư phạm như thế nào, nhân cách của họ ra sao cần thiết được làm rõ.
Quản lý nhà nước không phải mình quản trực tiếp nhưng việc các trường họ tự chủ phải đánh giá được chất lượng hiệu quả của từng trường.
Có nhiều chương trình có sự lựa chọn cạnh tranh nhưng riêng thành phố Hà Nội theo tôi chỉ cần một vài chương trình là phù hợp.
Việc tồn tại cả chục chương trình không nên mà cần thiết Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên lựa chọn chương trình tốt nhất.
Mười chương trình tồn tại một lúc, sợ việc đánh gia chất lượng rất khó”.
Đồng quan điểm với bà Bùi Thị An, nhiều chuyên gia khi được hỏi cho rằng nếu thực sự dạy liên kết tiếng Anh tốt cho học sinh tiểu học thì nhất thiết nên chọn một vài chương trình.
Cần thiết phải được tổ chức cẩn trọng, không nên mở cửa quá mức rồi phát sinh nhiều vấn đề không hay.
Tác giả bài viết: Trinh Phúc
Nguồn tin: