Du lịch

Hàng ngàn người đội mưa nô nức trẩy hội Đền Bạch Mã

Là một trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất của Xứ Nghệ, Lễ hội Đền Bạch Mã, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương (Nghệ An) được tổ chức vào các ngày 9 và 10/2 Âm lịch hàng năm thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.

le hoi
Cờ, hoa được trang hoàng lộng lẫy đường về lễ hội

Đền Bạch Mã tọa lạc trên khuôn viên rộng gần 5000 m², đây là công trình có kiến trúc đẹp, độc đáo, bố cục hài hòa, được chạm khắc với nhiều họa tiết tinh xảo theo các đề tài dân gian phong phú... Trong điện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật đồ tế khí quý hiếm, làm tăng thêm giá trị lịch sử, tâm lịch của di tích.

Ông Trình Văn Nhã – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: “Đền Bạch Mã được coi là một trong ‘tứ linh’ (là một trong bốn ngôi đền linh thiêng nhất - PV) của Xứ Nghệ. Nhiều năm trở lại đây, Đền tiếp tục được Đảng và Nhà nước, các cấp quan tâm, đông đảo các tổ chức, cá nhân cung tiến để tu bổ, phục hồi".

le hoi 1
Đền Bạch Mã thờ tướng Phan Đà, một vị tướng trẻ, có công lớn trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược

Chuẩn bị cho lễ hội năm 2017, Ban quản lý di tích đã cho xây dựng nhiều hạng mục như nhà làm việc và đón tiếp khách, lầu hóa hương, chỉnh trang khuôn viên, sân lễ hội, tạo nên quần thể di tích đến Bạch Mã ngày càng bề thế”.

Tại lễ hội năm nay, phần lễ được tổ chức trang trọng: Lễ khai quang, Lễ dâng hương tại phần mộ tướng Phan Đà, lễ dâng hương Phủ ngoại, lễ rước thần, lễ tế thần...

Phần hội được tổ chức sôi nổi với các môn thể thao, các trò chơi dân gian như: Bóng đá, bóng chuyền, vật cù, đập niêu đất, sinh hoạt CLB thơ – bình thơ, trưng bày các bộ tranh lưu động...

le hoi 2
Lễ rước thần được tổ chức trang trọng

Lễ hội Đền Bạch Mã được tổ chức từ ngày 9 – 10/2 Âm lịch hằng năm, thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.

Là một trong 4 ngồi đền linh thiêng nhất Xứ Nghệ, hàng năm Lễ hội Đền Bạch Mã luôn thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về tham dự.

Một số hình ảnh PV Báo điện tử Infonet ghi nhận được tại Lễ hội Đền Bạch Mã năm 2017.

le hoi 3
le hoi 4
Lễ rước thần được tổ chức trang trọng từ đền Bạch Mã đến Phủ Ngoại, đi qua hầu khắp các thôn ở xã Võ Liệt.
le hoi 5
le hoi 6
le hoi 7
le hoi 8
le hoi 9
Trong sáng ngày 7/3 (tức ngày 10/2 âm lịch), mặc dù trời mưa to nhưng hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương đổ về để dâng hương và tham dự lễ hội
le hoi 10
le hoi 11
le hoi 12
Vật cù là một trong những trò chơi đặc sắc ở Lễ hội Đền Bạch Mã, thu hút nhiều người cỗ vũ
le hoi 14
le hoi 15
le hoi 16
Các môn thể thao như Bóng chuyền, bóng đá... luôn cuốn hút người xem tại lễ hội
le hoi 17
Là một trong 4 ngồi đền linh thiêng nhất Xứ Nghệ, hàng năm Lễ hội Đền Bạch Mã luôn thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về tham dự.

Đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, được xây dựng vào thế kỷ XV để thờ tướng Phan Đà – một vị tướng trẻ, tài năng, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Năm 1994 được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng “Di tích lịch sử văn hóa – Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia”.

Phan Đà sinh tại thôn Chí Linh, xã Võ Liệt, huyện Thổ Du (nay là thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương) trong một gia đình sống bằng nghề chài lưới ven sông. Lớn lên trong cảnh đất nước bị giặc Minh xâm lược, Phan Đà đã tập hợp các tráng đinh trong vùng, luyện tập võ nghệ, tiến hành nhiều trận phục kích làm tiêu hao sinh lực địch.

Năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến đánh địch ở Nghệ An, Phan Đà đem đội quân của mình gia nhập nghĩa quân và được Lê Lợi tin tưởng, trọng dụng. Uy danh ông trở thành nỗi khiếp đảm với binh lính giặc. Sau đó, được Lê Lợi giao trực tiếp trấn giữ thành Bình Ngô (nay thuộc xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương).

Năm 1426, trong một lần bị phục kích bất ngờ ở bờ Bắc Lam Giang, tướng Phan Đà bị thương nặng, được ngựa mang về, gần đến Võ Liệt thì trút hơi thở cuối cùng tại Công Trung, Lao Thành (nay là thôn Trung Thành, xã Thanh Long, huyện Thanh Chương).

Thi thể ông được mối vùi lấp, rất linh ứng, đã cứu giúp nhân dân ra khỏi thiên tai, dịch bệnh và phù trợ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù nên nhân dân dã lập miếu thờ ông tại đây.

Năm 1428, sau khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, xét công lao của tướng Phan Đà, người đã cấp tiền cho nhân dân sở tại xây dựng ngôi đền bề thế, lộng lẫy và tổ chức các nghi lễ quốc tế hằng năm và đã truy phong ông là “Đại tướng quân”, gia tặng “Đô Thiên Đại đế Bạch Mã thượng đẳng phúc thần” và được gia phong “Thượng – Thượng – Thượng đẳng tối linh tôn thần”.

Tác giả bài viết: Việt Hòa/Infonet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP