Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 thí sinh sẽ thi 5 bài, gồm 3 bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh hệ giáo dục THPT; Lịch sử, Địa lý với thí sinh hệ Giáo dục thường xuyên).
Các bài thi tổ hợp có điểm từng môn thành phần để phục vụ xét tuyển đại học theo khối thi truyền thống; điểm toàn bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo tổ hợp môn thi, bài thi mới.
Trừ Ngữ văn thi tự luận, 4 bài còn lại sẽ theo hình thức trắc nghiệm. Mỗi thí sinh cùng phòng có mã đề thi riêng, làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu này được chấm bằng phần mềm máy tính.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, nội dung đề thi sẽ chủ yếu trong chương trình lớp 12. Năm 2018, nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12; từ năm 2019 trở đi nằm trong chương trình 3 năm THPT.
Theo phương án của Bộ GD&ĐT công bố, kỳ thi THPT 2017 sẽ diễn ra 2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:
Ngày thứ nhất:
+ Buổi sáng: Ngữ văn; Ngoại ngữ
+ Buổi chiều: Toán
Ngày thứ hai:
+ Buổi sáng: Khoa học tự nhiên
+ Buổi chiều: Khoa học Xã hội.
Các bài thi tổ hợp có điểm từng môn thành phần để phục vụ xét tuyển đại học theo khối thi truyền thống; điểm toàn bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo tổ hợp môn thi, bài thi mới.
Trừ Ngữ văn thi tự luận, 4 bài còn lại sẽ theo hình thức trắc nghiệm. Mỗi thí sinh cùng phòng có mã đề thi riêng, làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu này được chấm bằng phần mềm máy tính.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, nội dung đề thi sẽ chủ yếu trong chương trình lớp 12. Năm 2018, nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12; từ năm 2019 trở đi nằm trong chương trình 3 năm THPT.
Theo phương án của Bộ GD&ĐT công bố, kỳ thi THPT 2017 sẽ diễn ra 2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:
Ngày thứ nhất:
+ Buổi sáng: Ngữ văn; Ngoại ngữ
+ Buổi chiều: Toán
Ngày thứ hai:
+ Buổi sáng: Khoa học tự nhiên
+ Buổi chiều: Khoa học Xã hội.
Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng: V"ới 5 bài thi theo quy định bị “dồn” vào 2 ngày theo dự kiến là chưa hợp lý" (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Mặc dù kỳ thi THPT quốc gia có nhiều ưu điểm, tuy nhiên tại hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2016-2017 khối các sở GD&ĐT, nhiều ý kiến của các địa phương vẫn tỏ ra lo lắng trong đổi mới thi.
Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng, Nguyễn Đình Vĩnh cho rằng, Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị khá kỹ càng về lộ trình, phương án, đề thi minh họa...
Tuy nhiên, với 5 bài thi theo quy định bị “dồn” vào 2 ngày theo dự kiến là chưa hợp lý. Nhất là ngày đầu tiên thi tới ba bài thi thì quá sức cho học sinh.
“Ít nhất với 5 bài thi phải thi trong 2,5 ngày và có sự phân bố các môn thích hợp.
Trong đó, buổi sáng ngày đầu tiên có thể thi Ngữ văn, chiều thi Khoa học tự nhiên; ngày thứ hai thi môn Toán buổi sáng, chiều thi Ngoại ngữ; sáng ngày thứ ba thi Khoa học xã hội.
Việc sắp xếp thi trong 2,5 ngày sẽ hợp lý vì bài thi Khoa học xã hội đòi hỏi thí sinh phải nhớ nhiều kiến thức” - ông Vĩnh đề nghị.
Ngoài ra, ông Vĩnh cũng cho rằng, khi Bộ đã quyết định thi trắc nghiệm thì sẽ có hàng trăm mã đề khác nhau nên việc công bố toàn bộ các đề thi là bất khả kháng nhưng Bộ GD&ĐT nên công bố đề thi mẫu và đáp án để thí sinh, phụ huynh, giáo viên yên tâm.
Trong khi đó, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng, phương thức, cách thức, nội dung đổi mới thi là hợp lý.
Bộ GD&ĐT sớm tổ chức các khâu liên quan đến ngân hàng đề thi, hướng dẫn nhưng cần triển khai việc tập huấn kỹ càng.
Theo đó, Cục trưởng Cục khảo thí và chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Mai Văn Trinh đã cho biết:
Tính đến nay Bộ đã tổ chức tập huấn cho hơn 3.000 giáo viên cốt cán của các sở giáo dục và đào tạo và 10 trường Đại học sư phạm về hướng dẫn việc xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra, đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khách quan, phù hợp theo quy trình ra đề chuẩn hóa và đang tiếp tục hỗ trợ việc tập huấn của các địa phương thông qua trang mạng “Trường học kết nối”...
Để kỳ thi THPT quốc gia 2017 diễn ra thuận lợi, tại hội nghị, Bộ lưu ý các sở GD&ĐT cần hình thành đội ngũ các chuyên gia phục vụ cho quá trình làm thi để triển khai quy chế, bảo đảm chuẩn xác ngay từ khi thí sinh đăng ký, tránh sai sót; sớm xây dựng sơ đồ điểm thi làm sao có lợi nhất cho thí sinh...
Tác giả bài viết: Thùy Linh
Nguồn tin: