“Hình ảnh đó chính là hiện tượng quang học trong khí quyển. Thuật ngữ gọi là “quầng mặt trời” -ông Hải cho biết.
Thực tế có hai loại quầng. “Quầng mặt trăng” xuất hiện vào ban đêm. “Quầng mặt trời” xuất hiện vào ban ngày.
Theo ông Hải, với “quầng mặt trăng”, trong ngạn ngữ và kinh nghiệm dân gian đều nói “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”, trường hợp nếu là “trăng quầng” thì báo động một thời kỳ hạn hán. Tuy nhiên, hiện tượng ở Nghệ An chính là “quầng mặt trời”, vì thế không chứng tỏ hay cảnh báo hiện tượng gì cụ thể.
Về lý do xuất hiện “quầng mặt trời” ở Nghệ An, ông Lê Thanh Hải cho biết, vào những ngày nắng nóng, các lớp mây trên cao có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ khiến quầng xuất hiện.
“Đó là hiện tượng quang học trong khí quyển có tính chất tức thời. Khi mây ở trên cao là biểu hiện của thời tiết lúc ấy đang nắng nóng. Khi nắng nóng kết hợp với mưa trong giai đoạn ngắn thì mưa sẽ thiếu. Và khi bốc hơi nhiều thì cảnh báo hạn hán trong giai đoạn ngắn” - ông Hải nói.
Theo ông Hải, hiện đang là thời kỳ ít mưa, nắng nóng, vì thế có thể hạn hán nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn. “Khi có hình thái thời tiết thay đổi thì nó sẽ lại khác đi” - ông Hải cho hay.
Trước đó, ngày 7-5 tại Nghệ An xuất hiện một quầng sáng hình tròn lạ bao quanh mặt trời, được nhìn thấy rõ nhất là tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Cho rằng đây hiện tượng hiếm thấy, người dân đã dùng điện thoại để lưu giữ những bức ảnh mặt trời vào thời khắc trên để chia sẻ với bạn bè, người thân.
Các chuyên gia cũng khẳng định đây chỉ là hiện tượng quang học trong khí quyển, không liên quan tới các điềm cảnh báo thảm họa như nhiều người đồn đoán.
Tác giả bài viết: Xuân Long
Nguồn tin: