Phủ thờ Đàng Cao được nhân dân xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII, trùng tu tôn tạo vào thời Nguyễn để thờ các nhân vật nổi tiếng họ Nguyễn Cảnh - dòng họ trâm anh thế phiệt với nhiều danh tướng, lương thần có công với dân với nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, tiêu biểu là Thái phó Tấn Quận Công Nguyễn Cảnh Hoan, Cường Quận Công Nguyễn Cảnh Vãn và Phó Nham Hầu Nguyễn Cảnh Yên.
Theo các tư liệu lịch sử cho biết, Nghi môn của Phủ Đàng Cao được xây dựng năm 1938 và hoàn thành năm 1941, theo kiến trúc Phương Tây kết hợp với kiến trúc truyền thống.
Nghi môn được làm theo kiểu kiến trúc chồng diêm, mặt chính diện của Nghi môn (phía trên vòm cuốn) được nhấn nổi bức đại tự bằng chữ hán: “Cao phối thiên” có nghĩa là: Cao sánh với trời
Một số hình ảnh các linh vật được đắp tinh xảo, giàu tính nghệ thuật trên Nghi môn. Trên hệ mái: trung tâm của bờ nóc khắc họa mặt nguyệt, hai đầu hồi trang trí hoa văn cách điệu. Các bờ dải được trang trí đường diềm bằng chất liệu vôi, vữa, các góc của bờ dải trang trí đầu rồng.
Trên các bờ nối liền giữa các cột trụ, được trang trí các hình tượng rồng chầu, nghê chầu, vân mây, hoa lá rất sống động.
Di tích đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào ngày 7/11/2013 tại quyết định số 5165/QĐ.
Phủ thờ Đàng Cao được nhân dân xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII, trùng tu tôn tạo vào thời Nguyễn để thờ các nhân vật nổi tiếng họ Nguyễn Cảnh.
Theo các tư liệu lịch sử cho biết, Nghi môn của Phủ Đàng Cao được xây dựng năm 1938 và hoàn thành năm 1941, theo kiến trúc phương tây kết hợp với kiến trúc truyền thống.
Lối vào di tích được làm theo kiểu mái vòm tạo chiều sâu cho kiến trúc công trình.
Mặt chính diện của Nghi môn (phía trên vòm cuốn) được nhấn nổi bức đại tự bằng chữ hán: “Cao phối thiên” có nghĩa là: Cao sánh với trời
Một số hình ảnh các linh vật được đắp tinh xảo, giàu tính nghệ thuật trên Nghi môn. Trên hệ mái: trung tâm của bờ nóc khắc họa mặt nguyệt, hai đầu hồi trang trí hoa văn cách điệu. Các bờ dải được trang trí đường diềm bằng chất liệu vôi, vữa, các góc của bờ dải trang trí đầu rồng. Trên các bờ nối liền giữa các cột trụ, được trang trí các hình tượng rồng chầu, nghê chầu, vân mây, hoa lá rất sống động.
Tượng giám quan 2 bên tòa Nghi môn.
Nghệ thuật đắp vữa ở mặt trước nhà bái đường của Phủ thờ Đàng Cao.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy - Mạnh Hà