Kinh tế

Đề xuất cấm đấu giá biển số ô tô với người trúng mà bỏ cọc

Bộ Công an vừa có đề xuất liên quan việc đấu giá biển số xe ô tô. Theo đó, người trúng đấu giá không hoàn tất nghĩa vụ tài chính sẽ không được nhận lại tiền cọc và không được tham gia đấu giá biển số xe trong thời hạn 12 tháng.

Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông tháng 4, Bộ Công an vừa có đề xuất, người trúng đấu giá biển số xe phải nộp đủ tiền trong 30 ngày kể từ khi có thông báo kết quả. Tiền trúng đấu giá không bao gồm lệ phí đăng ký, cấp biển số xe. Sau thời hạn nêu trên, người trúng đấu giá biển số xe không nộp hoặc nộp không đủ tiền trúng đấu giá thì biển số này được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký. Bên cạnh đó, người tham gia đấu giá không xác nhận biên bản, người trúng đấu giá không nộp đủ tiền sẽ bị cấm tham gia đấu giá biển số xe trong 12 tháng và không được nhận lại tiền đặt trước.

Đề xuất cấm người trúng đấu giá không hoàn tất nghĩa vụ tài chính sẽ bị cấm đấu giá trong 12 tháng tiếp theo là điểm mới so với quy định hiện hành là trường hợp người trúng đấu giá bỏ kết quả đợt trước vẫn được đăng ký đấu giá đợt sau.

Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông tháng 4, Bộ Công an vừa có đề xuất, người trúng đấu giá biển số xe phải nộp đủ tiền trong 30 ngày kể từ khi có thông báo kết quả. Tiền trúng đấu giá không bao gồm lệ phí đăng ký, cấp biển số xe. Sau thời hạn nêu trên, người trúng đấu giá biển số xe không nộp hoặc nộp không đủ tiền trúng đấu giá thì biển số này được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký. Bên cạnh đó, người tham gia đấu giá không xác nhận biên bản, người trúng đấu giá không nộp đủ tiền sẽ bị cấm tham gia đấu giá biển số xe trong 12 tháng và không được nhận lại tiền đặt trước.

Đề xuất cấm người trúng đấu giá không hoàn tất nghĩa vụ tài chính sẽ bị cấm đấu giá trong 12 tháng tiếp theo là điểm mới so với quy định hiện hành là trường hợp người trúng đấu giá bỏ kết quả đợt trước vẫn được đăng ký đấu giá đợt sau.

Nhiều đề xuất mới liên quan đấu giá biển số xe ô tô được đưa ra tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông tháng 4.

Thực tế, thời gian vừa qua, kể từ khi triển khai thí điểm đấu giá biển số ô tô, đã có không ít trường hợp người tham gia trúng đấu giá nhưng sau đó lại không thể hoàn tất các nghĩa vụ, thủ tục liên quan, biển số xe phải "về kho" và tiếp tục được đem đấu giá nhiều lần. Đơn cử, biển số 51K-888.88 từng được đấu giá hơn 32 tỷ đồng vào tháng 9 năm ngoái. Một tháng sau, biển số này được đấu giá lại với giá 15,2 tỷ đồng. Tiếp đến, tháng 10/2023, biển số 30K-999.99 được trả hơn 75 tỷ đồng, mức kỷ lục từ khi mở đấu giá biển số xe, nhưng người trúng không hoàn thành nghĩa vụ tài chính, kết quả bị hủy. Ba tháng sau, biển số này được đấu giá lại và chốt 30,6 tỷ đồng....

Biển số 51K-888.88 từng được đấu giá hơn 32 tỷ đồng nhưng bị "bùng kèo", sau đó được đấu giá lại ở mức 15,2 tỷ đồng - hiện đã về với chủ.

Số liệu của Bộ Công an cho biết, tính đến hết quý I/2024, đã có hơn 15.500 biển số được đấu giá, thu tổng ngân sách hơn 1.500 tỷ đồng.

Tại dự thảo mới, Bộ Công an cũng đề xuất mở rộng đấu giá với biển số số môtô, xe máy thay vì chỉ đấu giá biển số ôtô như hiện nay. Giá khởi điểm biển số ôtô là 40 triệu đồng, biển số xe máy là 5 triệu đồng. Bước giá 10% giá khởi điểm, thay vì mức 5 triệu như hiện nay. Tiền đặt trước không thấp hơn giá khởi điểm, người trúng đấu giá được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số trúng đấu giá. Trong 12 tháng hoặc kéo dài thêm 6 tháng nếu gặp sự kiện bất khả kháng, người trúng đấu giá phải gắn biển số xe. Sau thời hạn này, biển số chưa được gắn sẽ bị mang ra đấu giá lại và người trúng không được hoàn số tiền đã nộp. Nếu người trúng đấu giá chết mà chưa đăng ký gắn biển số thì người thừa kế được nhận lại số tiền đã nộp, sau khi trừ các chi phí liên quan....

Tác giả: Anh Nguyễn (tổng hợp)

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP