Theo chương trình của Phiên họp thứ 9, hôm nay ngày 18/4, UBTV QH sẽ dành cả ngày làm việc để thực hiện chất vấn 2 nhóm vấn đề.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng: “Những điều các ĐBQH chất vấn sẽ là lời cảnh báo, phản ánh thực tế một cách chân thực và sâu sắc, hoặc là dự đoán những vấn đề “nóng” sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.
“Tôi hy vọng thông qua phản ánh thực tiễn, các Bộ trưởng, đặc biệt là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có giải pháp xử lý dứt điểm, hạn chế tối đa những bất cập ở lĩnh vực mình quản lý trong thời gian tới”, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương nói.
“Tôi quan tâm đến vấn đề an toàn thông tin mạng và sẽ chất vấn về nội dung này. Hy vọng, chất vấn của tôi cũng như các đại biểu khác sẽ được giải đáp thỏa đáng.
Tuy nhiên, do thời lượng chất vấn một nhóm vấn đề chỉ trong 1 buổi sáng, cũng giống như ở các kỳ họp, nên có thể những gì chất vấn ngoài nội dung hoặc không trả lời hết sẽ được Bộ trưởng trả lời bằng văn bản. Nhưng tôi đăng ký chất vấn và hy vọng sẽ được trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông”, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương nói thêm.
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà cũng kỳ vọng, chất vấn sẽ ra nhiều vấn đề và sau phiên chất vấn, các nhóm vấn đề sẽ có sự thay đổi tích cực.
“Tôi hy vọng, sau chất vấn, các Bộ trưởng sẽ thấy được những tồn tại ở lĩnh vực mình quản lý, nhiệm kỳ trước còn gì vướng mắc, hạn chế để tìm biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới. Như thế, sự vận hành trong quản lý đương nhiên sẽ rất tốt”, vị ĐBQH đoàn Hà Nội bày tỏ.
Trước đó, khi trả lời PV của báo Người Đưa Tin, ĐBQH Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) cũng cho hay: Các vấn đề chất vấn đã được gửi đến từng đoàn ĐBQH, ĐBQH. Cả hai nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn trong phiên họp này đều là những vấn đề thời sự được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như liên quan đến chính sách dành cho người có công, đào tạo, giải quyết việc làm, công nghệ thông tin...
“Tôi kỳ vọng các Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn thỏa mãn những gì mà ĐBQH cũng như dư luận, cử tri và nhân dân cả nước quan tâm. Cần làm sao sau chất vấn, nhiều vấn đề được làm sáng tỏ và có giải pháp thực hiện trong thời gian tới để đạt hiệu quả tốt nhất”, ĐBQH Trần Thị Hằng nói.
Theo chương trình, hai nhóm vấn đề được chất vấn bao gồm: Nhóm vấn đề thứ nhất là giải pháp để đẩy nhanh việc rà soát, giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công, đặc biệt là những hồ sơ còn tồn đọng, vướng mắc; thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề; giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ; vấn đề chuyển đổi, quản lý các trung tâm cai nghiện trong cả nước.
Với nhóm vấn đề này, Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung sẽ trả lời chất vấn của các ĐBQH. Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc tham gia giải trình những vấn đề liên quan.
Nhóm vấn đề thứ hai là công tác quản lý an toàn thông tin mạng; việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các phương tiện thông tin điện tử gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác; việc kiểm duyệt chương trình, nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn sẽ trả lời chất vấn của các ĐBQH về nhóm vấn đề này; Bộ trưởng các bộ: Công an, Quốc phòng, Văn hóa Thể thao và Du lịch tham gia giải trình những vấn đề liên quan.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng: “Những điều các ĐBQH chất vấn sẽ là lời cảnh báo, phản ánh thực tế một cách chân thực và sâu sắc, hoặc là dự đoán những vấn đề “nóng” sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.
“Tôi hy vọng thông qua phản ánh thực tiễn, các Bộ trưởng, đặc biệt là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có giải pháp xử lý dứt điểm, hạn chế tối đa những bất cập ở lĩnh vực mình quản lý trong thời gian tới”, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương nói.
“Tôi quan tâm đến vấn đề an toàn thông tin mạng và sẽ chất vấn về nội dung này. Hy vọng, chất vấn của tôi cũng như các đại biểu khác sẽ được giải đáp thỏa đáng.
Tuy nhiên, do thời lượng chất vấn một nhóm vấn đề chỉ trong 1 buổi sáng, cũng giống như ở các kỳ họp, nên có thể những gì chất vấn ngoài nội dung hoặc không trả lời hết sẽ được Bộ trưởng trả lời bằng văn bản. Nhưng tôi đăng ký chất vấn và hy vọng sẽ được trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông”, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương nói thêm.
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà cũng kỳ vọng, chất vấn sẽ ra nhiều vấn đề và sau phiên chất vấn, các nhóm vấn đề sẽ có sự thay đổi tích cực.
“Tôi hy vọng, sau chất vấn, các Bộ trưởng sẽ thấy được những tồn tại ở lĩnh vực mình quản lý, nhiệm kỳ trước còn gì vướng mắc, hạn chế để tìm biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới. Như thế, sự vận hành trong quản lý đương nhiên sẽ rất tốt”, vị ĐBQH đoàn Hà Nội bày tỏ.
Trước đó, khi trả lời PV của báo Người Đưa Tin, ĐBQH Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) cũng cho hay: Các vấn đề chất vấn đã được gửi đến từng đoàn ĐBQH, ĐBQH. Cả hai nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn trong phiên họp này đều là những vấn đề thời sự được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như liên quan đến chính sách dành cho người có công, đào tạo, giải quyết việc làm, công nghệ thông tin...
“Tôi kỳ vọng các Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn thỏa mãn những gì mà ĐBQH cũng như dư luận, cử tri và nhân dân cả nước quan tâm. Cần làm sao sau chất vấn, nhiều vấn đề được làm sáng tỏ và có giải pháp thực hiện trong thời gian tới để đạt hiệu quả tốt nhất”, ĐBQH Trần Thị Hằng nói.
Theo chương trình, hai nhóm vấn đề được chất vấn bao gồm: Nhóm vấn đề thứ nhất là giải pháp để đẩy nhanh việc rà soát, giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công, đặc biệt là những hồ sơ còn tồn đọng, vướng mắc; thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề; giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ; vấn đề chuyển đổi, quản lý các trung tâm cai nghiện trong cả nước.
Với nhóm vấn đề này, Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung sẽ trả lời chất vấn của các ĐBQH. Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc tham gia giải trình những vấn đề liên quan.
Nhóm vấn đề thứ hai là công tác quản lý an toàn thông tin mạng; việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các phương tiện thông tin điện tử gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác; việc kiểm duyệt chương trình, nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn sẽ trả lời chất vấn của các ĐBQH về nhóm vấn đề này; Bộ trưởng các bộ: Công an, Quốc phòng, Văn hóa Thể thao và Du lịch tham gia giải trình những vấn đề liên quan.
Tác giả bài viết: Dương Thu
Nguồn tin: